Ai được miễn làm ca đêm?
27.03.2023 553 hongthuy95
Đặc thù công việc yêu cầu doanh nghiệp bố trí 3 ca làm việc mỗi ngày để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục 24/24h. Do đó, NLĐ hoàn toàn có thể được chia ca đêm khi cần. Tuy nhiên, một số trường hợp không được phân công làm đêm theo quy định của luật. Đó là ai? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!
Công việc nào có bố trí làm ca đêm?
Không ít ngành nghề hay công việc tổ chức chia 3 ca làm việc mỗi ngày để đảm bảo sản xuất - kinh doanh xuyên suốt 24/24h. Phổ biến nhất có thể kể đến:
- An ninh, bảo vệ
- Nhà hàng, khách sạn, bar, club
- Công nhân nhà máy, xí nghiệp
- Công nhân xây dựng
- Công nhân môi trường
- Khối y tế
- ...
NLĐ được phân làm ca đêm sẽ được trả mức lương cao hơn so với mức lương của cùng công việc đó vào ca ngày, tỷ lệ phần trăm khác nhau tương ứng với làm đêm vào ngày thường, ngày nghỉ cuối tuần hay dịp lễ, Tết. Ngoài ra, NLĐ cũng được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, các khoản trợ cấp, phụ cấp, tip, thưởng liên quan theo quy định của luật và thỏa thuận với DN, NSDLĐ theo HĐLĐ đã giao kết trước đó.
Có được từ chối làm đêm?
Luật quy định NLĐ khi đã giao kết HĐLĐ với DN, NSDLĐ thì phải có nghĩa vụ tuân thủ theo sự quản lý, giám sát và phân công công việc của DN, NSDLĐ đó; bao gồm cả thời gian làm việc cụ thể, có ca đêm xuyên suốt hoặc luân phiên tùy theo thỏa thuận trước đó của 2 bên. Do đó, một khi được phân làm ca đêm, NLĐ bắt buộc phải tuân thủ và thực hiện công việc theo sự bố trí của cấp trên.
Trường hợp từ chối làm việc vào ban đêm, dù trước đó đã thỏa thuận rõ ràng trong HĐLĐ, thì có thể coi NLĐ đó vi phạm nội quy lao động và sẽ bị NSDLĐ xử lý kỷ luật lao động nếu cần. Thậm chí, tệ nhất là xếp vào hành vi tự ý bỏ việc, nếu từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên sẽ bị DN đơn phương chất dứt HĐLĐ ngay lập tức mà không cần báo trước.
Trường hợp nào ngoại lệ?
Để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ thuộc một số trường hợp đặc biệt, luật quy định DN, NSDLĐ không được sử dụng những lao động sau đây làm việc vào ban đêm:
- Phụ nữ đang mang thai từ tháng thứ 7 trở đi
- Phụ nữ đang mang thai từ tháng thứ 6 trở đi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
- Lao động nam hoặc nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp được NLĐ đồng ý làm ca đêm)
- Lao động thuộc các trường hợp đặc biệt, như: ốm đau, bận việc có lý do chính đáng cũng có thể được linh hoạt miễn làm ca đêm trong một ngày, một vài ngày hoặc một khoảng thời gian nhất định.
DN cố tình chia ca đêm cho trường hợp ngoại lệ bị phạt thế nào?
Luật quy định cụ thể những trường hợp NLĐ được miễn làm ca đêm nhưng nếu DN, NSDLĐ vẫn cố tình chia ca và ép NLĐ đó thực hiện công việc thì sẽ bị coi là vi phạm, bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10-20 triệu đồng.
Làm ca đêm mang đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe NLĐ, tuy nhiên, vì phần nào giúp gia tăng thu nhập nên không ít người đăng ký làm đêm nhiều hơn. Người làm ca đêm cần chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh làm nhiều dẫn đến đau ốm, kiệt sức, năng suất làm việc giảm cũng không tốt, lại tốn thêm một khoản thuốc thang hay đền bù thiệt hại.
Ms. Công nhân