Bắt buộc tăng lương cho NLĐ nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp này!
21.02.2023 498 hongthuy95
MỤC LỤC
Tâm lý lao động thu nhập thấp, LĐPT luôn mong mỏi đến kỳ tăng lương để cải thiện thu nhập và mức sống. Tuy nhiên, nhiều DN, NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật cũng như mức độ cần việc làm của đối tượng này mà trì hoãn việc tăng lương theo quy định và thỏa thuận. Vậy NLĐ làm bao lâu thì được tăng lương? Khi nào NLĐ được tăng lương? Có trường hợp nào bắt buộc DN phải tăng lương cho NLĐ?... Nếu còn hoang mang lời giải đáp, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!
NLĐ làm bao lâu thì được tăng lương?
Luật hiện không có quy định cụ thể về thời hạn nâng lương cùng mức tăng lương cho NLĐ nhưng có quy định các nội dung chủ yếu của HĐLĐ phải có, bao gồm chế độ nâng bậc, nâng lương, đồng thời bắt buộc DN phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động chi tiết, làm cơ sở thỏa thuận mức lương phù hợp cho NLĐ.
Như vậy, chưa biết NLĐ làm việc cho DN, NSDLĐ cụ thể bao lâu (tháng/năm) sẽ được tăng lương; việc tăng lương và tăng lương bao nhiêu sẽ được áp dụng theo điều khoản thể hiện trong HĐLĐ đã được thỏa thuận chi tiết về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi tăng giữa DN, NSDLĐ và NLĐ.
Tùy theo quy định và chính sách lương, thưởng của công ty cùng thỏa thuận với NLĐ mà quy định tăng lương được tính toán và thực hiện đầy đủ, chính xác, công bằng, minh bạch.
Các thỏa thuận tăng lương phổ biến?
Dù luật không quy định cụ thể về chuyện tăng lương cho NLĐ nhưng thực tế, DN, NSDLĐ và NLĐ thường thống nhất tăng lương ở 1 trong những thỏa thuận phổ biến sau:
- Định kỳ 6 tháng tăng lương 1 lần
- Định kỳ 1 năm tăng lương 1 lần
- Định kỳ 3/5/… năm tăng lương 1 lần
- Đột suất tăng lương khi đạt thành tích “xyz” nổi bật
- Tăng lương sau thời gian thử việc
- Tăng lương khi mức lương tối thiểu vùng tăng
- Các thỏa thuận cụ thể khác
Có trường hợp nào bắt buộc DN phải tăng lương cho NLĐ?
Dựa vào các thỏa thuận tăng lương phổ biến vừa nêu, có 3 trường hợp bắt buộc DN, NSDLĐ phải tăng lương cho NLĐ. Cụ thể:
+ Tăng lương cho NLĐ sau thời gian thử việc
Luật quy định mức lương phải trả cho NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương chính thức khi ký HĐLĐ. Như vậy, nếu DN, NSDLĐ thỏa thuận trả lương thử việc cho NLĐ thấp hơn mức lương chính thức thì sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu 2 bên thiết lập quan hệ lao động, giao kết HĐLĐ thì DN, NSDLĐ bắt buộc phải tăng lương cho NLĐ như đã thỏa thuận.
+ Tăng lương cho NLĐ khi mức LTTV tăng
Luật quy định mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (LTTV). Như vậy, trong trường hợp DN áp dụng trả lương cho NLĐ ít nhất bằng với mức LLTV và đến thời điểm LTTV tăng thì DN, NSDLĐ cũng phải bắt buộc tăng lương cho NLĐ lên mức ít nhất bằng với mức LTTV đã tăng đó.
+ Tăng lương cho NLĐ khi đến mốc thỏa thuận tăng định kỳ
Nhiều HĐLĐ quy định rõ điều kiện, thời gian tăng lương cho NLĐ (6 tháng/ 1 năm/ 3 năm/ 5 năm… tăng 1 lần). Khi đến mốc thỏa thuận tăng định kỳ này, nếu NLĐ đáp ứng được các điều kiện như đã yêu cầu trước đó thì DN, NSDLĐ bắt buộc phải tăng lương cho NLĐ.
DN, NSDLĐ chậm tăng lương theo thỏa thuận có bị phạt?
Luật không quy định cụ thể về điều kiện, thời gian và mức lương tăng nhưng có yêu cầu DN thể hiện rõ điều khoản này trong HĐLĐ hay thỏa ước lao động tập thể. Khi các thỏa thuận đã được thống nhất và được lập văn bản luật làm căn cứ thực hiện nhưng DN, NSDLĐ không áp dụng đúng thì được coi là vi phạm pháp luật về hành vi không trả đủ lương cho NLĐ theo HĐLĐ. Căn cứ vào số lượng NLĐ bị công ty chậm tăng lương theo thỏa thuận mà mức phạt hành chính sẽ cao - thấp khác nhau. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 1-10 NLĐ
- Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 11-50 NLĐ
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 51-100 NLĐ
- Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 101-300 NLĐ
- Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho từ 301 NLĐ trở lên.
Trường hợp DN, NSDLĐ trả lương cho NLĐ thấp hơn mức LTTV thì mức xử phạt sẽ là:
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 1-10 NLĐ
- Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho 11-50 NLĐ
- Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng nếu chậm tăng lương theo thỏa thuận cho từ 51 NLĐ trở lên.
NLĐ làm việc năng suất và trách nhiệm xứng đáng được trả mức lương cao và ổn định, để họ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài. Ngoài ra, cần có chính sách lương, thưởng và tăng lương phù hợp để kích thích và giữ họ ở lại cống hiến cùng công ty.
(Theo Luật Việt Nam)