Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

14.02.2023 418 thanhphuongthaobctt

Trong quá trình làm việc, người lao động sẽ gặp phải những vấn đề về rủi ro tai nạn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, thậm chí gây chết người. Vậy doanh nghiệp khi gặp sự cố này sẽ phải thực hiện những hoạt động gì để giải quyết và báo cáo với cấp trên sự việc một cách ổn thỏa. Cùng Vieclamnhamay.vn tham khảo quy trình báo cáo tai nạn lao động trong bài viết dưới đây nhé.

Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

Quy trình báo cáo tai nạn lao động được diễn ra như thế nào?

Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, cho biết việc khai báo tai nạn lao động phải diễn ra nhanh chóng, kịp thời thông qua các hình thức khác nhau như điện thoại, fax, công điện, thư báo điện tử đến cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn và cơ quan Cấp huyện như sau:

- Trường hợp tai nạn tử vong hoặc bị thương nặng từ 2 người trở lên thì doanh nghiệp sẽ phải báo với Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội, Công an cấp huyện.

- Nếu sự việc tai nạn lao động tử vong hoặc bị thương nặng từ 2 người trở lên ở lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lĩnh vực lực lượng vũ trang nhân dân ngoài việc thực hiện theo khai báo với cơ quan Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp tai nạn làm tử vong và phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ở cấp huyện.

- Trường hợp tai nạn lao động với người làm việc không có hợp đồng lao động, ngay khi biết sự việc người lao động tử vong hoặc bị thương do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện sẽ phải thông báo cho UBND các cấp nơi xảy ra tai nạn lao động. Khi xảy ra tin tức về vụ tai nạn lao động làm tử vong hoặc bị thương nặng từ 2 người trở lên, UBND nơi xảy ra tai nạn phải báo cho Thanh tra Sở lao động - Thương binh và Xã hội.

Những nội dung khai báo của tai nạn lao động cụ thể ra sao?

Dựa theo phụ lục III, ban hành Nghị định 39 đã quy định nội dung của khai báo tai nạn lao động cụ thể như sau:

- Trong phạm vi trách nhiệm, nhiệm vụ bản thân, các cơ quan có thẩm quyền nên thực hiện xem xét, giải quyết tin tức, tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật, gây mất an toàn vệ sinh lao động, đưa ra thông báo giải quyết kết quả tin báo về những cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện báo tin có yêu cầu và cần phải áp dụng biện pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

- Quá trình khai báo thông tin về tai nạn lao động phải được diễn ra nhanh chóng, kịp thời với mục đích nhằm để giảm bớt hạn chế rủi ro tai nạn, góp phần kịp thời xử lý, giải quyết tai nạn đã xảy ra và bảo vệ tinh thần, sức khỏe của người lao động.

- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thực hiện điều tra, lập biên bản, tạo ra thống kê, báo cáo các định kỳ dựa theo các quy định của pháp luật về tất cả các vụ tai nạn lao động, trường hợp bị bệnh nghề nghiệp ở đơn vị có cơ quan thẩm quyền.

- Dựa theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động mà những cơ quan chức năng sẽ phối hợp với người sử dụng lao động thành lập ra Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Trung ương, dựa theo quy định của Nghị định 11, nghị định 39, dựa theo việc nghiên cứu của công việc thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến tai nạn lao động, lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan, giám định kỹ thuật, phân tích diễn biến, nguyên nhân gây tai nạn lao động,... tìm ra hướng giải quyết nhiệm vụ, trách nhiệm bồi thường cho người lao động, đặc biệt là đưa ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn lao động lao động tương tự như vậy.

Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

Quá trình báo cáo tai nạn lao động như thế nào?

Dựa vào điều 13, nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở cụ thể như sau:

- Tiến hành thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu diễn ra trong tai nạn lao động diễn ra ở nhà máy, xí nghiệp.

- Thực hiện lấy lời khai của những nhân chứng - người từng chứng kiến hoặc biết về sự việc xảy ra.

- Tiến hành phân tích những diễn biến, nguyên nhân gây ra sự việc, kết luận về vụ việc tai nạn lao động, mức độ vi phạm, hình thức xử lý với những người đã gây ra tai nạn lao động, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc đang tái diễn.

- Tiến hành lập biên bản, điều tra tai nạn lao động.

- Thực hiện tổ chức các cuộc họp, xây dựng biên bản cuộc họp thông báo biên bản điều tra tai nạn lao động.

- Thực hiện trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc (Ngày họp biên bản điều tra tai nạn lao động, gửi biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người lao động có người bị nạn đặt tại trụ sở, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - nơi xảy ra tai nạn lao động).

Trên đây là quá trình báo cáo tai nạn lao động doanh nghiệp và người lao động nên biết để tiến hành thực hiện. Dựa vào những thông tin hữu ích về quy định này mong rằng nhân sự nhà máy, xí nghiệp khi xảy ra sự việc có thể dễ dàng xử lý kịp thời tình huống một cách nhanh chóng.

Ms. Công nhân (Tổng hợp)​

4.5 (665 đánh giá)
Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động Bật mí 3 điều cần biết về quy trình báo cáo tai nạn lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 74

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 95

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 56

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 68