Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết

22.06.2018 6050 bientap

Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng. Vậy thì lương cơ bản, phụ cấp, hoạt động phí của người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay được tính như thế nào? Vieclamnhamay.vn sẽ giúp các bạn kế toán tiền lương tìm hiểu về chủ đề này.

Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết

Lương cơ bản 2018 được tính như thế nào?

► Cách tính lương cơ bản đối với công ty nhà nước – khối hành chính sự nghiệp – doanh nghiệp áp dụng hình thức tính lương theo hệ số

Đối với các công ty thuộc sở hữu của nhà nước - đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp áp dụng hình thức tính lương theo hệ số thì lương cơ bản, phụ cấp, hoạt động phí được tính theo mức lương cơ sở. Kể từ ngày 1/7/2018, lương cơ bản sẽ tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng. Theo đó:

- Lương cơ bản = 1.390.000 x hệ số lương hiện hưởng

- Phụ cấp = 1.390.000 x hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Hoạt động phí = 1.390.000 x hệ số phụ cấp theo quy định

Ví dụ trường hợp một công nhân may làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước, được xếp vào nhóm II, hiện đang hưởng lương bậc V với hệ số lương 3.49 thì lương cơ bản được tính như sau:

Lương cơ bản = 1.390.000 x 3.49 = 4.851.100 đồng/ tháng

Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết

Mức lương của người lao động được tính theo hệ số cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào hệ số lương hiện hưởng

► Cách tính lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng

Đa phần khối các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI hiện nay đang áp dụng hình thức tính lương cơ bản cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được áp dụng cụ thể như sau:

- Vùng I: 3.980.000 đồng/ tháng

- Vùng II: 3.530.000 đồng/ tháng

- Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng

- Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng

Theo quy định thì mức lương cơ bản mà người lao động làm công việc đơn giản nhất (công nhân, bảo vệ…)  được nhận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Còn với đối tượng người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (nhân viên nhân sự, kế toán…) thì mức lương cơ bản sẽ cao hơn ít nhất 7%. Vậy thì mức lương cơ bản tối thiểu đối với lao động đã qua đào tạo theo 4 vùng được tính cụ thể như sau: (trong điều kiện làm việc bình thường và đủ thời gian làm việc theo quy định)

- Vùng I: 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600 đồng/ tháng

- Vùng II: 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng/ tháng

- Vùng III: 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng/ tháng

- Vùng IV: 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200 đồng/ tháng

Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết

Mức lương cơ bản tối thiểu mà một nhân viên kế toán làm việc tại vùng I được nhận là 4.258.600 đồng/ tháng

Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động, làm cơ cở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, người lao động hoàn toàn có thể nhận được mức lương cơ bản cao hơn, phụ thuộc vào năng lực làm việc của bản thân và sự thỏa thuận với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng tạo điều kiện để người lao động được tăng lương thực nhận bằng các khoản trợ cấp, phụ cấp, thưởng…

Với những thông tin mà Vieclamnhamay.vn đã chia sẻ trên đây, sẽ giúp nhân viên kế toán tiền lương cũng như học viên ngành này nắm được cách tính lương cơ bản 2018. Hãy nhớ theo dõi chuyên mục Blog nghề của website để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về chủ đề kế toán bạn nhé!

Tra cứu xem tỉnh, thành bạn đang làm việc được áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng nào: Tại đây

Ms. Công nhân

4.3 (223 đánh giá)
Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết Cách tính lương cơ bản 2018 cho người lao động Kế toán tiền lương cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 135

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 106

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 131

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 78