Công nhân Bình Dương: trừ hết lương lấy gì mà sống
01.08.2016 2078 dothidiuhd
Khi người lao động (NLĐ) làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị hoặc là có hành vi khác gây ra những thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì họ phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Khi NLĐ đã cam kết dùng tiền lương để bồi thường thì sẽ tùy vào mức thiệt hại, số tiền bồi thường sẽ không được trừ quá 30% số tiền lương của NLĐ.
“Trừ hết lương thì gia đình tôi sẽ đói dài”
Đây chính là tâm sự của anh Nguyễn Cao Phùng, làm việc tại Công ty Tuấn Hùng ( tại Bình Dương) khi anh đã bị Công ty trừ “sạch sẽ” số tiền lương tháng 6.2016. Anh Phùng cũng cho biết, đầu tháng 5, trong quá trình làm việc, anh đã sơ ý làm hỏng một chiếc máy hàn của Công ty. “Do tôi không chú ý nên đã gây ra thiệt hại cho Công ty nên khi làm việc với ban giám đốc tôi cũng đã đồng ý bồi thường. Do tôi làm công ăn lương, một mình nuôi gia đình nên tôi cũng đã đề nghị Công ty trích tiền lương của tôi để bồi thường”, anh Phùng đã nói.
Tuy nhiên, tháng vừa rồi, sau khi lãnh lương, anh Phùng mới biết toàn bộ số tiền lương hơn 7 triệu đồng của mình đã bị Công ty khấu trừ toàn bộ. Anh thắc mắc thì lại được phòng tài chính cho biết là sẽ tiếp tục trừ lương của anh thêm vài tháng nữa thì mới hết nợ. “Tôi đã đồng ý bồi thường bằng tiền lương của mình thì Công ty cũng chỉ nên trừ phần nào chứ, vì tôi đâu còn một nguồn thu nào khác đâu, nếu như Công ty trừ hết lương tôi như vầy thì gia đình tôi đói dài”, anh Phùng đã thở dài.
Lo lắng cho cuộc sống của cả gia đình, anh Phùng đã làm đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng, đại diện Công ty Tuấn Hùng đã cho biết, ban giám đốc đã làm việc lại cùng với phòng tài chính và với anh Phùng, phòng tài chính cũng sẽ tính toán lại và mỗi tháng sẽ chỉ khấu trừ không quá 30% tiền lương của anh Phùng cho tới khi nào anh trả hết nợ.
Theo luật sư Trần Mạnh Thắng (Đoàn Luật sư tại TP.HCM), về khấu trừ tiền lương, Điều 101 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ: Khi NLĐ bồi thường thiệt hại do đã làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của NSDLĐ thì mức khấu trừ tiền lương hằng tháng sẽ không được quá 30% tiền lương hàng tháng của NLĐ sau khi đã trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phần thuế thu nhập. Trừ 100% lương của NLĐ, về lý đã là sai, về tình thì không hề ổn, đúng như trường hợp của anh Phùng “trừ hết lương thì lấy gì mà sống”.
Không phải sai phạm nào DN cũng sẽ được trừ lương NLĐ
Đi thang máy trong giới hạn 3 tầng lầu thì sẽ bị trừ 20 ngàn đồng, nghe điện thoại trong lúc làm việc thì sẽ bị trừ 50 ngàn đồng, cuối ngày không làm báo cáo công việc thì sẽ bị trừ 100 ngàn đồng… đây là những quy định khiến cho các nhân viên Công ty S.L Vina (quận 12, TP.HCM) rất bức xúc. “Ý của ban giám đốc Công ty là chỉ có 1 thang máy nên cần ưu tiên cho những người đi xa, ưu tiên cho khách, còn những quy định khác với những mục đích là siết kỷ luật, tăng hiệu quả của công việc... Thế nhưng, siết kỷ luật thì không thấy đâu, chỉ thấy nhân viên rất bức xúc thêm vì lúc nào cũng luôn trong trạng thái sẽ bị phạt tiền”, chị Thúy Liễu, nhân viên phòng may mẫu đã chia sẻ.
Theo bà Bùi Thị Tuyết Nhung - nguyên Chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn (TP.HCM), pháp luật đã quy định rõ những vi phạm nào của NLĐ thì sẽ phải bồi thường cho DN. DN cũng không thể nào được tùy tiện đặt ra các quy định để trừ lương NLĐ. Điều 130 của Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ, NLĐ chỉ bồi thường thiệt hại khi mà NLĐ làm hư hỏng các dụng cụ, thiết bị hoặc có những hành vi khác gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật. NLĐ làm mất các dụng cụ, các thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc là tài sản khác do NSDLĐ giao phó hoặc là tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì sẽ phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc là toàn bộ theo thời giá của thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì sẽ phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, do địch họa, dịch bệnh, thảm họa, hoặc các sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể nào khắc phục được mặc dù đã áp dụng tất cả mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì sẽ không phải bồi thường.
“Nếu NLĐ, CĐCS nhận thấy những quy định của Công ty không phù hợp với quy định của pháp luật thì có thể đề nghị cơ quan chức năng can thiệp để quyền lợi của mình không bị xâm phạm”, bà Nhung cũng khuyến nghị. Các bạn hãy chú ý thật kỹ đến những lời khuyên trên để có thể tự bảo vệ và khiếu nại quyền lợi của mình trong trường hợp cần thiết nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức tuyển công nhân mỗi ngày
- Những việc làm Bình Dương hấp dẫn