Công nhân sợ…tăng lương
11.08.2016 1980 haiyen.tran37
Trong cuộc đối thoại trực tiếp giữa 3000 công nhân đến từ 8 tỉnh (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An) với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sáng ngày 30/4, nhiều công nhân đã tỏ ra lo ngại mỗi khi lương tăng.
Mức lương công nhân càng tăng càng không đủ sống
Mới thoạt đầu nghe có nghịch lý, ai đi làm cũng đều muốn tăng lương thế nhưng công nhân làm việc tại Bình Dương cứ nghe thấy tăng lương lại lo nơm nớp. Bởi lẽ, theo anh Trịnh Anh Tuấn công nhân tại đây cho biết, khi tăng lương đồng nghĩa với việc giá cả cũng tăng theo.
Với anh Vũ Duy Thơ, công nhân bảo trì máy tại khu công nghiệp Amata Biên Hòa, Đồng Nai cho biết tiền lương tối thiểu của công nhân hiện nay còn thấp, tối thiểu cao nhất ở vùng 1 là 3.5 triệu đồng, còn vùng 4 là 2.4 triệu đồng/ tháng. Với mức lương này thì không đủ để công nhân trang trải được cuộc sống gia đình.
Trước những khó khăn trên, hai công nhân đã mạnh dạn đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Với mức lương thu nhập thấp chưa đảm bảo mức sống tối thiểu như vậy làm thế nào để khắc phục được khó khăn này”. Đây là một trong số 9 câu hỏi liên quan đến vấn đề tiền lương, BHXH, giá cả, nhà trẻ dành cho công nhân.
Trước câu hỏi của công nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho rằng để giải quyết vấn đề nhà nước cần phải giữ chỉ tiêu lạm phát không tăng, bình ổn giá. Bên cạnh đó, cần triển khai hệ thống bán lẻ các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho công nhân, đặc biệt không để thương lái ép giá. Đồng thời, điều chỉnh lương tối thiểu, các cơ quan chức năng cần phải giám sát việc tăng lương theo đúng quy định, kiểm soát giá tăng không để công nhân thiệt thòi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề tiền lương để đảm bảo mức thu nhập ổn định cho công nhân ở mức cao nhất có thể. Tuy thực tế, có nhiều công nhân đã đạt mức lương 5 – 10 triệu đồng, tuy nhiên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn.
Tăng lương, mà lại giảm phụ cấp
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi tập trung nhiều khu Khu chế xuất, khu công nghiệp thu hút nhiều lao động từ các tỉnh khác. Người lao động là vốn quý, tuy nhiên thực tế không phải lúc nào các nhà quản lý cũng đánh giá trung thực đóng góp của công nhân lao động vào sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Họ sẽ có những chính sách đãi ngộ không tương xứng với công sức của người lao động bỏ ra.
Trong tình hình hiện nay, tiền lương của công nhân chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ để tăng thu nhập. Nhiều công nhân còn sống trong nhưng khu trọ tạm bợ, chưa đảm bảo chất lượng và không được hưởng các chế độ chính sách, sinh hoạt theo đúng giá. Nhiều gia đình phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc hoặc gửi ở những khu nhà trẻ chưa đạt chất lượng. Vì vậy, nhiều trường hợp để xảy ra hậu quả đau lòng.
Năm 2016, ông Hải cho biết khi nhà nước có chính sách điều chỉnh tăng lương tối tiểu vùng, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm phụ cấp, trợ cấp lao động. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng quyền lao động cho công nhân như: thu tiền BHXH của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan BHXH. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ nợ lương lao động rồi bỏ trốn. Đây là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của công nhân, nhiều người sẽ lâm vào hoàn cảnh nợ nần, bức xức.
Tuyencongnhan.vn hi vọng rằng các doanh nghiệp sẽ có những chính sách tăng lương thực sự hiệu quả để công nhân có thể yên tâm lao động, sản xuất.
Ms. Smile