Danh mục đồ bảo hộ lao động cho thợ điện

25.04.2023 1224 hongthuy95

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện có nguy cơ xảy ra sự cố cao, thợ điện cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tai nạn lao động không mong muốn. Vậy đồ bảo hộ lao động cho thợ điện có gì? Cùng Vieclamnhamay.vn điểm qua danh mục 7 món thiết yếu nhất!

danh mục đồ bảo hộ lao động cho thợ điện

Công việc có rủi ro tai nạn cao

Thợ điện được xếp vào top những ngành nghề nguy hiểm bởi rủi ro tai nạn cao. Chưa nói đến sự cố lớn, chỉ cần một sơ suất nhỏ khi thao tác với dây điện, mối nối, cầu dao… cũng đã có thể cướp đi tính mạng của bản thân và đồng nghiệp, người ở phạm vi lân cận trong nháy mắt.

Chưa hết, nghề thợ điện không chỉ sửa mỗi điện, còn phải chịu trách nhiệm phát quang cây cối, bụi rậm để giữ khoảng cách an toàn điện, tránh cháy nổ hay ngã đổ gây mất điện, chập cháy điện. Rất nhiều tai nạn ngoài ý muốn đã xảy ra trong quá trình làm việc. Nhẹ thì trầy xước, trật - gãy chân, tay, nặng hơn thì tàn tật, khuyết tật, thương tâm nhất là mất cả mạng sống.

Đồ bảo hộ lao động của thợ điện có gì?

Để phòng ngừa và hạn chế tối đa tai nạn lao động, thợ điện bắt buộc phải được trang bị và tự trang bị tối thiểu 7 món đồ bảo hộ thiết yếu sau đây:

+ Mũ/Nón bảo hộ

Mũ/nón bảo hộ ngành điện không chỉ đảm bảo độ cứng để bảo vệ “đặc khu trung tâm” khỏi những chấn thương do va đập mạnh, bị vật nặng rơi trúng từ trên cao mà còn phải đảm bảo an toàn về điện - cụ thể là phải đáp ứng chuẩn Class Electric, tức được thiết kế chuyên biệt để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp cao khi làm việc.

+ Kính bảo hộ

Kính bảo hộ cũng có tính năng chống va đập để bảo vệ mắt khỏi những tác động từ bên ngoài, không hoặc khó vỡ hay vỡ cũng sẽ không vỡ thành nhiều mảnh dễ dăm vào mắt. Ngoài ra, khi chọn kính bảo hộ cho thợ điện cần chú ý đến các tiêu chí: chống đọng sương (tức thở không bị mù hơi lên mắt), chống trầy xước, chống tia UV hay độ dẻo dai của gọng kính, sự thoải mái khi đeo và đeo lâu, form kính ôm gọn với khuôn mặt, trọng lượng kính nhẹ…

+ Găng tay

Thợ điện hiện sử dụng găng tay đa dụng có độ dày vừa phải, ôm tay, thoáng, thoải mái để dễ thao tác, đồng thời tiết kiệm chi phí hơn là sử dụng găng tay cách điện chuyên dụng có giá hàng triệu đồng. Điều này có nghĩa là, rủi ro tai nạn chập điện vẫn có thể xảy ra. Do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng găng tay này trong công việc. Trường hợp nguy cơ rủi ro cao, hãy chi tiền trang bị găng tay chuyên dụng để đảm bảo an toàn. Lưu ý: găng cách điện được làm bằng cao su, có độ dày dày hơn khá nhiều so với găng đa dụng, có quy định cụ thể có thể bảo vệ được với điện áp xác định là bao nhiêu. Găng bảo vệ được với mức điện áp càng cao thì găng đó sẽ càng dày, và giá sẽ càng mắc.

+ Giày cách điện

Tùy theo tính chất công việc, mức độ nguy hiểm cần bảo vệ tới mốc điện áp cao tương ứng mà việc trang bị giày bảo hộ sẽ được cân nhắc loại phù hợp. Hiện nay, giày bảo hộ cho thợ điện phổ biến 2 loại, là giày chống tĩnh điện và giày cách điện. Trong đó, giày cách điện thường rất giới hạn mẫu và ít được sử dụng hơn do không nhiều thợ cần đến mức này, thường dành cho thợ leo trụ điện hoặc làm trong các nhà máy điện. Còn lại, nếu làm điện dân dụng, điện dưới 250V thì giày chống tĩnh điện là vừa đủ.

+ Quần áo bảo hộ

Quần áo bảo hộ cho thợ điện thường có màu cam hay xanh jean đặc trưng, đảm bảo sự thoải mái, thoáng mát, rút mồ hôi nhanh, dễ vận động, chịu được nhiệt và bền...

+ Dây đai an toàn

Dây đai an toàn được đánh giá là trang bị bảo hộ bắt buộc phải có cho dân leo trụ, cùng với giày cách điện, găng tay cách điện. Món đồ này bảo vệ thợ điện khỏi rơi ngã từ trên cao khi làm việc.

+ Khóa điện

Khóa điện đảm bảo thợ điện nếu không đấu dây điện ở A thì sẽ có thợ khác mở cầu giao tổng ở B, tránh trường hợp mở nhầm gây tai nạn không mong muốn.

danh mục đồ bảo hộ lao động cho thợ điện

Đặc thù công việc thợ điện tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao
 

Tai nạn lao động là sự cố không ai muốn. Vậy nên, để hạn chế tối đa rủi ro, với những công việc nguy cơ cao như thợ điện, cả DN, NSDLĐ và NLĐ đều cần ý thức trang bị đầy đủ bộ bảo hộ lao động chuyên dụng, đồng thời chấp hành nghiêm quy định an toàn lao động đặc thù.

Ms. Công nhân

4.9 (239 đánh giá)
Danh mục đồ bảo hộ lao động cho thợ điện Danh mục đồ bảo hộ lao động cho thợ điện

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 54

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 47

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 62

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 37