Giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch

16.07.2021 2379 hongthuy95

“Do dịch, vợ chồng tôi và con gái 7 tuổi phải ở nhà từ đầu tháng. Rất nhiều áp lực, căng thẳng xuất hiện. Có cách nào để cải thiện tình trạng này không?” - chị Trang, công nhân may của một xí nghiệp ở TP.HCM hỏi.

giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch
Không ít người rơi vào trầm cảm khi ở nhà mùa dịch

Bị trầm cảm trong mùa dịch

Hạn chế đi lại, giãn cách, cách ly, phong tỏa là những cụm từ ám ảnh nhiều người gần 2 năm nay, mỗi khi dịch bệnh cận kề lây nhiễm. Trải qua 4 lần tái bùng phát Covid-19, không ít người căng thẳng, áp lực đến độ stress, trầm cảm. Đặc biệt, đợt dịch này phức tạp khi số ca nhiễm mỗi ngày tăng đáng kể, nhiều biện pháp ngăn dịch được triển khai, nhiều hoạt động được siết chặt càng khiến tình trạng bức bối, lo sợ trầm trọng hơn. Thống kê cho thấy, lao động nữ ở nhà mùa dịch có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn lao động nam.

Trong khi đa số công nhân, lao động vốn quen với guồng quay sáng đến công xưởng làm việc, chiều tối tụ tập bạn bè lai rai, tán gẫu hay đưa cả gia đình đi công viên giải trí cuối tuần thì nay, dịch bệnh buộc họ phải cắt giảm tối đa chuyện đi lại, tập trung đông người. Chưa kể, những vùng dịch nặng được chỉ thị nghiêm việc giãn cách toàn tỉnh, thành phố, người dân chỉ ra ngoài khi có lý do chính đáng càng khiến không ít người “cuồng chân”, bức bối. Tâm lý sẽ càng tồi tệ hơn nếu nằm trong diện bị cách ly do tiếp xúc gần với F0 hay nằm trong khu vực bị phong tỏa vì gần đó có ca nhiễm mới.

Rồi xí nghiệp đóng cửa, ngưng hoạt động khiến cha mẹ không có việc làm, không thu nhập; buồn tay buồn chân do thời gian rảnh quá nhiều, phải lo đến 3 bữa ăn/ ngày - tình hình tài chính đã không tăng nay ngày thêm thâm hụt; chưa kể trường học thôi không nhận học sinh đến trường, con nhỏ ở nhà quấy phá, nhõng nhẽo, đòi đồ chơi, ăn uống vặt càng khiến tinh thần của nhiều lao động đã hoang mang, giờ thêm cáu bẫn, bực bội.

Cùng nghỉ làm ở nhà nhưng chồng thì suốt ngày ôm điện thoại chơi game, tán gẫu với bạn bè trong khi chỉ một mình vợ quán xuyến nhà cửa, lo chuyện bếp núc, chăm sóc con cái, tính toán chi tiêu khiến nhiều chị em mệt mỏi, chán chường. Đau đầu, mất ngủ, dễ bực tức, cáu gắt, hay hồi hộp, không tập trung được, bi quan, suy nghĩ tiêu cực… là triệu chứng điển hình của những người bị rối loạn lo âu, stress, nguy cơ mắc trầm cảm cao.

Nhiều bệnh viện cho biết số lượng bệnh nhân đến khám do lo lắng, bất an, mệt mỏi, căng thẳng tăng lên hơn so với trước đại dịch. Dù khó có thể khẳng định nguyên nhân hoàn toàn do Covid-19, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nó chính là tác nhân, yếu tố trực tiếp và đáng kể tác động, là “giọt nước tràn ly” dẫn đến khởi phát các bệnh lý tâm thần, với những ai không đủ mạnh mẽ về ý chí và dồi dào về tài chính.

giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch
Nữ giới có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao hơn nam giới

Làm thế nào để giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch?

Dịch bệnh là điều không thể lường trước. Covid-19 giờ hiện hữu trong đời sống và công việc. Chính Phủ chưa khẳng định được khi nào thì đại dịch kết thúc, trong khi tình hình ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Hàng nghìn công nhân, lao động vì thế mà “chôn chân” ở nhà để hạn chế lây nhiễm. Nhiều người bức bối, bực bội, khó chịu và bế tắc, hoang mang. Vậy làm gì để giảm căng thẳng, tránh bị trầm cảm, rối loại lo âu?

+ Chỉnh đốn tư tưởng, cân bằng cuộc sống

Dù không muốn nhưng hãy nghĩ qua tình huống mình hoặc người thân, gia đình mình có người nhiễm bệnh hay nằm trong khu phong tỏa, bị cách ly, ở nhà không được đi đâu trong ít nhất 14-21 ngày rồi chuẩn bị tinh thần, lên phương phán ứng phó nếu nó thật sự xảy đến. Như thế, khi đối diện ắt sẽ bớt choáng và hoang mang hơn. Ngoài ra, thay vì bất lực, hãy nghĩ đây là khoảng thời gian hiếm hoi để gia đình sum vầy, nghỉ ngơi, siết chặt tình cảm sau nhiều năm lao động liên tục không ngừng để kiếm tiền (dĩ nhiên, thực tế có thể có người đang nợ nần hay thiếu thốn nhưng thay vì nghĩ xấu đi, tại sao không nghĩ lạc quan để tình hình sáng sủa hơn?)

+ Tìm đọc thông tin chính thống

Hãy chỉ nên tìm và đọc những thông tin chính thống từ báo, đài, trang mạng của địa phương về tình hình dịch bệnh - lắng nghe tư vấn, khuyến cáo của chuyên gia, chính quyền để cập nhật tin tức mới nhất từ dịch bệnh; tránh lấy tin sai sự thật gây hoang mang, lo lắng thêm.

+ Giải trí qua Internet

Đọc báo, coi ca nhạc, xem phim ảnh, video hài… để giải trí giúp tinh thần vui vẻ, có sức sống hơn. Đừng quên rủ thêm vợ, con, ba mẹ, anh, chị em, bạn bè ở chung nhà/ trọ tham gia cùng để có người bình luận, tán gẫu nhé!

+ Xây dựng thời khóa biểu chuẩn và cố gắng tuân thủ

Hãy lên danh sách những việc cần làm, thời điểm làm và cố gắng tuân thủ càng nhiều càng tốt. Đặc biệt chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ, siêng tập thể dục thể thao… Thời gian biểu cần có sự góp ý và thống nhất của mọi thành viên trong gia đình để ai cũng hưởng ứng thực hiện thay vì đối phó, cáu gắt bỏ qua.

giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch
Tập thể dục nhiều hơn để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng

+ Siết chặt chi tiêu nhưng hợp lý

Tài chính là vấn đề nan giải trong giai đoạn này. Nhiều mâu thuẫn xảy ra chỉ vì thiếu thốn vật chất. Để chi tiêu hợp lý và khoa học, hãy lên kế hoạch mua những thứ thiết yếu nhất, mua bao nhiêu để kiểm soát nguồn chi. Cắt giảm những thứ không thực sự cần thiết.

+ Chia sẻ tình hình với người ở cùng

Vợ - chồng, cha mẹ - con cái, bạn cùng phòng trọ nên dành thời gian trao đổi, nói chuyện thường xuyên về tình hình hiện tại của bản thân và yêu cầu, đề nghị được giúp đỡ khi cần. Điều này giúp loại bỏ sự bất mãn, bất lực vì một người làm - một người chơi, một người lo nghĩ - một người bàng quang dẫn đến bực bội, stress.

+ Không sử dụng chất kích thích

Thay vì buồn chán tìm đến rượu bia hay các chất kích thích cấm khác, hãy trò chuyện với mọi người để giảm căng thẳng, lo âu.

+ Giữ liên lạc thường xuyên với mọi người qua điện thoại

Facetime, nhắn tin để trò chuyện nhiều hơn với người thân, bạn bè ở xa là cách tốt nhất để cải thiện mối quan hệ, khiến cảm xúc của bản thân tốt hơn. Một số người cũng có thể duy trì làm việc online tại nhà.

giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch
Facetime giúp kéo gần khoảng cách với người thân

+ Đi khám sức khỏe khi có biểu hiện bệnh

Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ, đau đầu, lo âu… kéo dài trên 2 tuần, hãy thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa (tâm thần, tâm lý…) để được can thiệp kịp thời; tránh để bệnh diễn biến nặng gây hệ quả không mong muốn về sau.

Dịch bệnh rồi sẽ qua đi nhưng tinh thần và bệnh tật là thứ theo đến sau này. Dù khó khăn cũng hãy mạnh mẽ, bản lĩnh đối đầu và vượt qua. Hãy dựa vào nhau, động viên nhau sống vui, sống khỏe mỗi ngày nhé!

Nếu muốn chia sẻ tâm tư, giải bày tâm sự, hãy nhắn tin cho nhóm Đời Công Nhân - Tâm Sự và bày tỏ nhé - Admin sẵn sàng lắng nghe và san sẻ cùng bạn!

Ms. Công nhân (biên tập)

(Theo tư vấn của Bác sĩ Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E)

4.3 (663 đánh giá)
Giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch Giúp công nhân giảm căng thẳng khi ở nhà mùa dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 879

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 778

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1017

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 264