Giúp QA/ QC chỉ ra 19+ lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm

19.03.2021 6549 hongthuy95

Trong khi thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng giày thành phẩm, các QA/ QC sẽ tiến hành rà soát - phát hiện - phân loại và đánh giá các lỗi nặng - nhẹ để xếp loại sản phẩm là giày loại A - B - hay C rồi đóng gói hay trả về chỉnh sửa theo yêu cầu.

các lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm
Giày da là một trong những ngành may mắn "trụ" được trong mùa dịch

Tại sao cần lưu ý phát hiện lỗi của giày thành phẩm?

Việc phát hiện ra lỗi - gọi tên đúng lỗi sai và phân loại đúng loại giày giúp thành phẩm luôn đạt yêu cầu chất lượng: giày đúng mẫu được thông qua và đóng gói để gửi đi - giày bị lỗi được phân loại để sửa chữa hoặc hủy bỏ tương ứng; từ đó, đảm bảo chất lượng của cả lô hàng đáp ứng yêu cầu đơn hàng của khách, duy trì uy tín để hợp tác lâu dài.

Bảng phân loại lỗi trên giày thành phẩm khi kiểm tra chất lượng

Dưới đây là 19+ lỗi cơ bản mắc phải trên giày thành phẩm và phân loại mức độ nặng - nhẹ chi tiết để QA/ QC tham khảo và áp dụng vào đánh giá chất lượng giày thành phẩm trong quy trình kiểm tra tại xưởng, xí nghiệp:

STT

Lỗi

Xếp loại

Lỗi nặng

Lỗi nhẹ

01

Chất lượng da giày:

- Da có vết, nhăn tại mũi, mang ngoài và hậu

- Da có vết nhỏ, nông tại mang trong giày

- Da bị rộp hoặc bong ở mép

- Da màu sáng nhưng bị ố vàng

- Da bị vết cắt ở mũ

- Da có vết gấp hoặc sẹo lớn

 

x

 

 

x

x

 

x

 

x

 

x

 

02

Chất lượng nguyên liệu dệt:

- Vải bị lỗi

- Vải bị rạn rách

- Dây dệt bị lỗi

 

x

 

x

 

x

 

03

Màu sắc vật liệu làm mũ và đế giày:

- Màu bị thay đổi, khác lệch trong cùng 1 chiếc hoặc 1 đôi

- Màu khác biệt giữa đôi này với đôi khác trong cùng 1 cỡ, 1 thùng

- Màu không khớp với mẫu hay bảng màu theo hợp đồng

- Màu khác biệt nhưng khó nhận thấy bằng mắt thường

 

x

 

x

 

 

x

 

 

x

04

Độ bám dính kém ở các mối liên kết:

(Tất cả các lỗi liên quan đến độ bám dính đều là lỗi nặng)

- Đế ngoài với đế giữa

- Đế ngoài với mũ

- Đế giữa với mũ

- Đế với mũ tại điểm cong nhô ra

- Đế với mũ tại điểm cong lõm vào

- Đế với mũ tại phần gót

- 2 cạnh gót giày với mũ

 

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

05

Đường may:

- Sùi chỉ

- Bung chỉ, sứt chỉ

- Nhảy mũi từ 2 mũi trở lên

- Nhảy mũi dưới 2 mũi

- Sửa đường may để lộ mũi kim/ may chồng

- Mũi chỉ dài dưới 2mm

- Độ căng của mũi chỉ:

+ Quá căng tạo nên đường nhăn vết đứt trên giày

+ Quá chùng, có thể dùng tay kéo căng

+ Chùng vừa phải

+ Đường may chùng và thừa chỉ cuối đường may dài từ 1,6cm

+ Đường may chùng và thừa chỉ cuối đường may dài dưới 1,6cm

- Chỉ thừa từ 5mm, dán không chắc vào dưới lót mặt

- Chỉ thừa dưới 5mm

- Đường may hậu bị lệch

- Đường may hậu hơi bị lệch

- Đường may nẹp ôdê bị lệch từ 3mm trở lên

- Đường may nẹp ôdê bị lệch dưới 3mm

- Đường may nẹp gót bị lệch/ cong từ 3mm trở lên

- Đường may nẹp gót bị lệch/ cong dưới 3mm

 

x

 

x

 

x

 

 

x

x

 

x

 

 

x

 

x

 

 

x

x

 

 

x

x

 

 

x

x

 

 

x

x

 

 

x

x

 

 

x

06

Lót mặt:

- Quá dài hoặc quá ngắn so với đế trong từ 3mm trở lên

- Quá dài hoặc quá ngắn so với đế trong dưới 3mm

- Bị nhăn, gấp ở mũi

- Đường cong của thân bị hở lệch

- Vải lót mặt không giống mẫu vải

- Hình in trên lót mặt không cân đối, nhòe

- Bị dính dầu, vết bẩn nặng

- Bị dính dầu, vết bẩn mức độ nhẹ

- Sai lệch màu lót mặt trong 1 đôi dễ nhận thấy

- Sai lệch màu lót mặt ở từng đôi ở mức nhẹ

 

x

 

 

x

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

 

x

x

 

 

x

07

Đế trong:

- Bị gấp nếp, lệch vị trí

- Vải lót không bám vào giày

- Các lỗi khác khó nhận thấy, không ảnh hưởng nhiều

 

x

 

x

 

 

x

08

Vị trí của đế ngoài:

- Bị lệch hoặc cong dễ nhận thấy, khoảng từ 3mm

- Bị lệch hoặc cong khó nhận thấy, dưới 3mm

 

x

 

 

x

09

Chiều cao gót:

- Sai quy định so với mẫu, dễ nhận thấy, từ 3mm trở lên

- Sai quy định so với mẫu, khó nhận thấy, dưới 3mm

- Chiều cao logo, miếng nẹp gót cao sai vị trí từ 4mm

- Chiều cao logo, miếng nẹp gót cao sai dưới 4mm

 

x

 

 

x

x

 

 

x

10

Gò mũi:

- Mũi lệch so với tiêu chuẩn từ 3mm

- Mũi lệch so với tiêu chuẩn dưới 3mm

- Vết nhăn khuyết lộ rõ ở mũi

- Nếp gấp làm mất thẩm mỹ giày

- Nếp gấp ở mức độ nhẹ

 

x

 

 

x

x

 

x

 

 

x

11

Gò hậu:

- Gò lệch khỏi đường trung tâm từ 4mm

- Gò lệch khỏi đường trung tâm dưới 4mm

 

x

 

 

x

12

Gò mang:

- Bị gấp, nhăn ở phần cong lõm mang trong, dễ nhìn thấy

- Bị nhăn ở mức nhẹ

 

x

 

 

x

13

Đường mài cạnh trên mũ:

- Đường mài bị lộ từ 1,5mm từ rìa mũi giày lên, vết mài sâu

- Vết mài bị lộ dưới 1,5mm, không chỉnh sửa được

- Vết mài làm xấu giày, mất thẩm mỹ, mất tính thương mại của giày

 

x

 

 

x

x

 

14

Đường keo phủ:

- Cao quá mép từ 2mm

- Cao quá mép dưới 2mm và khó nhận thấy

- Đường keo lộ, ảnh hưởng đến màu của da, vải

 

x

 

 

x

x

 

15

Hình dạng và vệ sinh đế:

- Đế dài hoặc ngắn hơn quy định 2mm

- Màu bị loang nhiều, nhất là thân đế, mũi trên mặt đế, gót

- Đế không rõ biểu tượng, ký hiệu quy định

- Màu bị loang không sửa được

- Bị tróc, rộp màu

- Bị tô sửa quá nhiều

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

 

 

16

Các vật liệu phụ đóng vào gót:

- Đinh, tán bị mất

- Đinh tán đóng quá sát nhau

- Đinh tán bị long ra

- Đệm gót bị mất

 

x

 

x

 

x

 

x

 

17

Lót mũ:

- Bị gấp, chùn gây khó chịu khi mang

- Đường may lót bị đứt chỉ, sùi chỉ cọ vào chân khi mang

- Vải lót quá ngắn, không ôm khít đế trong

- Vải lót sai màu, sai vật liệu so với mẫu

 

x

 

x

 

x

 

x

 

18

Các lỗi liên quan khác:

- Dây giày sai kích thước quy định

- Mũ giày bị rách, bẩn

- Lỗ xỏ dây giày bị sót, lệch hàng

- Khuy xỏ dây giày bị hỏng, phai màu

- Nút tán rive bị long, dễ bóc ra

- Ôdê móc sắc cạnh, gồ ghề không điều chỉnh được

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

19

Đóng gói:

- Nắp và hộp không cùng màu

- Hộp sai kích thước, quá rộng hoặc quá bé

- Nhãn bị rách

- Số mã hiệu trên nhãn bị sai

- Màu bị lệch, phai

- Giày trong hộp không đúng với kích thước ghi ngoài hộp

 

x

 

x

 

x

 

x

 

x

 

 

x

 

 

các lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm
Giày thành phẩm cần đạt loại A, tốt nhất là không có lỗi để được xuất xưởng

Xác định và phân loại các loại giày thành phẩm

Căn cứ vào các lỗi nặng - nhẹ được tìm thấy trên giày, QA/ QC sẽ tiến hành phân loại từng nhóm giày thành phẩm để đảm bảo chất lượng đơn hàng đã được đặt. Gồm:

- Giày không có lỗi

- Giày có lỗi nhẹ

- Giày có lỗi nhẹ và lỗi nặng

- Giày có lỗi nặng

Ngoài ra, căn cứ vào số lượng lỗi mà có sự phân loại rõ ràng hơn. Cụ thể:

Loại sản phẩm

Số lượng lỗi/ 1 chiếc

Lỗi nặng

Lỗi nhẹ

Loại A

0

<= 2

Loại B

1

<= 2

Loại C

2

3

 

 

QA/ QC chịu trách nhiệm về chất lượng giày thành phẩm trước khi xuất xưởng. Do đó, cần đặc biệt chính xác và cẩn thận ở bước kiểm tra và phân loại, kịp thời phát hiện các lỗi nặng, nhẹ để chỉnh sửa hoặc may mới cho kịp tiến độ giao hàng, đảm bảo uy tín thương hiệu và trách nhiệm với công việc, khách hàng.

(Tham khảo theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BCN)

Xem tất cả
4.5 (235 đánh giá)
Giúp QA/ QC chỉ ra 19+ lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm Giúp QA/ QC chỉ ra 19+ lỗi cơ bản khi kiểm tra chất lượng giày thành phẩm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 122

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 281

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 134

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Vui sướng và trả lời ngay Job Offer từ nhà tuyển dụng được cho là phản xạ tự nhiên và đầu tiên của hầu hết người tìm việc. Tuy nhiên, hành động này có...

04.04.2024 86