GMP là gì? Tổng quan 5+ điều doanh nghiệp cần biết về GMP

14.10.2022 28177 bientap

Hiện nay, với những doanh nghiệp sản xuất ra những mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng thì không thể bỏ qua GMP. Vậy thì GMP là gì? Quy trình chuẩn áp dụng GMP mới nhất gồm những bước nào?

GMP là gì?

► GMP là gì?

GMP (Good Manufacturing Practice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong doanh nghiệp nhằm kiểm soát quá trình sản xuất và đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.


► Các lĩnh vực sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GMP

  • Sản xuất thực phẩm - đồ uống

  • Sản xuất dược phẩm

  • Sản xuất thiết bị - dụng cụ y tế

  • Sản xuất mỹ phẩm….

Hầu hết các lĩnh vực sản xuất này đều yêu cầu phải có môi trường sản xuất sạch và tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

GMP là gì?


► 5 Yêu cầu của tiêu chuẩn GMP

 - Về nhà xưởng và phương tiện - máy móc sản xuất

Dựa theo tiêu chuẩn GMP, hệ thống nhà xưởng - kho bãi phải được thiết kế, xây dựng thành những phân khu riêng biệt để thực hiện từng chức năng khác nhau: khu chứa nguyên liệu, khu chế biến, khu đóng gói, khu bảo quản, khu xử lý nước thải - chất thải… Với phương tiện - máy móc phục vụ quá trình sản xuất cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và được lắp đặt đúng trình tự như trong dây chuyền sản xuất.

 - Về điều kiện vệ sinh

Không gian nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị - máy móc - dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm, phụ phẩm, chất thải… cần đáp ứng yêu cầu vệ sinh cơ bản.

 - Về quy trình sản xuất - chế biến

Nhà sản xuất cần theo dõi sát sao quy trình sản xuất - chế biến các loại sản phẩm, giám sát chất lượng vệ sinh nơi chế biến và áp dụng biện pháp thử nghiệm vi sinh, hóa học cho những công đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao.

 - Về sức khỏe người lao động

Tiêu chuẩn GMP cũng đưa ra những yêu cầu về sức khỏe của người lao động tham gia vào dây chuyền sản xuất sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho người lao động để kịp thời phát hiện những cá nhân mang mầm bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm để cách ly điều trị.

 

 - Về công tác bảo quản và phân phối sản phẩm

Trong khâu bảo quản và phân phối sản phẩm, nhà sản xuất cần có biện pháp phòng tránh những tác nhân lý - hóa - sinh gây biến đổi đặc tính và làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.


► Tìm hiểu quy trình chuẩn áp dụng GMP mới nhất

- Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ nhân lực, máy móc thiết bị, tiêu chuẩn nguyên liệu, yêu cầu thao tác kỹ thuật… phù hợp với quy định và tiêu chuẩn GMP của ngành hàng.

- Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng GMP để đưa ra những quy định quản lý phù hợp

- Bước 3: Phân công nhân sự phụ trách lập kế hoạch và quản lý từng quy trình

- Bước 4: Thiết lập thủ tục - các quy định và tiêu chẩn cho từng công đoạn sản xuất

- Bước 5: Đào tạo chuyên môn và huấn luyện kỹ năng cho đội ngũ lao động trực tiếp tham gia sản xuất

- Bước 6: Triển khai áp dụng thử nghiệm và kiểm tra để đánh giá các tiêu chuẩn đạt được ở mức nào - từ đó có phương án xử lý tiếp theo

- Bước 7: Nếu phát hiện yếu tố chưa phù hợp thì thực hiện việc cải tiến - điều chỉnh bố trí nhà xưởng, lắp đặt máy móc, phân công lại lao động để hệ thống sản xuất vận hành trơn tru

- Bước 8: Chính thức phê duyệt việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn GMP vào mô hình doanh nghiệp

- Bước 9: Giám sát quy trình triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả đạt được


► Doanh nghiệp có giấy chứng nhận GMP có nghĩa là gì?

Đối với những mặt hàng như thực phẩm hay dược phẩm, người tiêu dùng khó có thể đánh giá chất lượng thông qua vẻ bề ngoài. Do đó, người tiêu dùng sẽ cần một tiêu chuẩn để nhận biết sản phẩm nào là chất lượng. Khi một doanh nghiệp có giấy chứng nhận GMP thì cũng đồng nghĩa với việc những mặt hàng mà họ sản xuất ra đã đáp ứng các yêu cầu chất lượng và an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Bởi trên thực tế, tiêu chuẩn GMP chi phối toàn bộ quá trình sản xuất, kiểm soát các mối nguy ngay từ khâu thiết kế - lắp đặt nhà xưởng, trang bị thiết bị máy móc - dụng cụ chế biến, nhập nguồn nguyên liệu đầu vào, các bước sơ chế - chế biến cho đến quy cách đóng gói bao bì, quy trình bảo quản… Cho nên sẽ tạo ra phương thức quản lý chất lượng sản phẩm một cách khoa học, logic, có tính hệ thống chặt chẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và người tiêu dùng cũng an tâm hơn.

Ms. Công nhân​​

4.5 (675 đánh giá)
GMP là gì? Tổng quan 5+ điều doanh nghiệp cần biết về GMP GMP là gì? Tổng quan 5+ điều doanh nghiệp cần biết về GMP

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tất tần tật về các loại bảo trì trong nhà máy hiện nay

Tất tần tật về các loại bảo trì trong nhà máy hiện nay

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bảo trì máy móc thiết bị không còn đơn giản là “máy hỏng thì sửa”. Thay vào đó, tùy theo đặc thù thiết bị, ngân s...

17.06.2025 69

Bật mí Mẫu bảng phân công công nhân trên chuyền tối ưu nhất

Bật mí Mẫu bảng phân công công nhân trên chuyền tối ưu nhất

Trong hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, hiệu quả sản xuất của dây chuyền phụ thuộc rất lớn vào cách bố trí công nhân. Nếu bố trí khoa học, đúng...

16.06.2025 57

Tiêu chuẩn bảo trì thiết bị Điện Công nghiệp: Những yêu cầu bắt buộc để vận hành an toàn

Tiêu chuẩn bảo trì thiết bị Điện Công nghiệp: Những yêu cầu bắt buộc để vận...

Trong môi trường sản xuất hiện đại, hệ thống thiết bị điện công nghiệp đóng vai trò “xương sống” giúp duy trì hoạt động liên tục và hiệu quả. Tuy nhiê...

12.06.2025 187

Điểm tên 32 nhóm công việc yêu cầu đặc biệt về ATLĐ

Điểm tên 32 nhóm công việc yêu cầu đặc biệt về ATLĐ

Đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ) là yếu tố tiên quyết trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Đặc biệt, 32 nhóm công việc sau đây được yêu cầu nghiêm ngặt về t...

26.05.2025 95