Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Và 7 thông tin hữu ích cho NLĐ

19.05.2023 686 hongthuy95

Thay vì bắt tay vào làm việc ngay sau tuyển dụng, nhiều DN tiến hành đào tạo nghề cho NLĐ, dạng học nghề hay tập nghề, để đảm bảo chất lượng công việc. Vậy học nghề là gì? Tập nghề là gì? Phân biệt học nghề và tập nghề? Ai được học nghề, tập nghề? Học nghề, tập nghề có mất phí không?... Tất cả sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!

học nghề là gì - tập nghề là gì và 7 thông tin hữu ích cho NLĐ

Học nghề là gì?

Học nghề là việc DN, NSDLĐ tuyển người vào và đào tạo nghề (bao gồm kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ) cho họ tại nơi làm việc để rồi làm việc cho chính DN, NSDLĐ đó sau khi kết thúc khóa đào tạo.

Sửa chữa điện/ điện tử, sửa chữa ô tô/ xe máy, cơ khí, may mặc, nấu ăn, làm bánh, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe… là những lĩnh vực nghề nghiệp thường tuyển người học nghề.

Tập nghề là gì?

Tập nghề là việc DN, NSDLĐ tuyển người vào và hướng dẫn họ các kỹ năng thực tiễn cần thiết để có thể thực hành công việc thực tế, tập làm nghề tương ứng với vị trí đã tuyển dụng.

Sự khác nhau của học nghề và tập nghề là gì?

Từ định nghĩa “học nghề là gì?” / “tập nghề là gì?”, hẳn nhiều người sẽ bảo 2 thuật ngữ này là 1 bởi có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy những sự khác nhau cơ bản. Trong đó, điểm khác biệt đặc trưng nhất chính là nội dung hướng dẫn, đào tạo mà NSDLĐ thực hiện. Cụ thể:

- Với học nghề, NLĐ sẽ được NSDLĐ đào tạo kiến thức nghề nghiệp gồm cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành

- Trong khi với tập nghề, DN sẽ chỉ tập trung hướng dẫn NLĐ thực hành công việc là chủ yếu chứ không dạy lý thuyết

Có quy định độ tuổi để học nghề, tập nghề không?

Thực tế, không phải ai muốn cũng đều có thể được học nghề, tập nghề tại DN. Theo đó, độ tuổi quy định để NLĐ được học nghề, tập nghề là:

- Đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp muốn học- tập nghề, áp dụng cho các nghề, công việc trong điều kiện lao động bình thường

- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp muốn học- tập nghề, áp dụng cho các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định

Học nghề, tập nghề tại DN có mất phí?

Luật cho phép NSDLĐ tuyển người vào học nghề, tập nghề rồi làm việc cho DN và không được thu phí đào tạo. Nói cách khác, NLĐ học nghề, tập nghề tại DN sẽ không phải trả bất kỳ chi phí học tập nào cả. Trường hợp DN, NSDLĐ cố tình thu học phí của NLĐ học nghề, tập nghề sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt dao động từ 500.000đ cho đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người học bị thu phí.

DN có phải ký HĐ với NLĐ học nghề, tập nghề?

Luật có quy định DN, NSDLĐ tuyển NLĐ vào học nghề, tập nghề phải ký hợp đồng đào tạo tương ứng với NLĐ đó.

học nghề là gì - tập nghề là gì và 7 thông tin hữu ích cho NLĐ

DN tuyển NLĐ vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình sau đó

Thời gian học nghề, tập nghề là bao lâu?

Tương ứng với chương trình đào tạo của từng trình độ mà học gian học nghề, tập nghề sẽ được quy định cụ thể là:

+) Thời gian học nghề:

- Từ 3 tháng đến dưới 1 năm và thời gian thực học tối thiểu là 300h đối với trình độ sơ cấp

- Từ 1-2 năm đối với trình độ trung cấp theo niên chế, đào tạo người có bằng tốt nghiệp từ cấp THCS trở lên – thời gian tích lũy đến khi đủ số lượng tín chỉ đối với trình độ trung cấp theo tín chỉ

- Từ 1-2 năm đối với trình độ cao đẳng theo niên chế, đào tạo người đã có bằng tốt nghiệp TC cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng TN THPT – từ 2-3 năm đối với người đã có bằng TN THPT – thời gian tích lũy đến khi đủ số lượng tín chỉ đối với trình độ cao đẳng theo tín chỉ

+) Thời gian tập nghề: tối đa 3 tháng

Học nghề, tập nghề có được trả lương?

Luật không quy định cụ thể về việc trả lương và trả mức bao nhiêu cho NLĐ học nghề, tập nghề tại DN và việc này sẽ do 2 bên tự thỏa thuận, khi NLĐ có trực tiếp tham gia lao động để tạo ra sản phẩm.

Theo đó, tùy trường hợp cụ thể mà NSDLĐ có thể phải trả hoặc không cần phải trả lương.

NLĐ sau thời gian học nghề, tập nghề có được ký HĐLĐ?

Tương tự như với trường hợp thử việc, NLĐ sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà thỏa mãn các yêu cầu, điều kiện để làm việc chính thức thì DN, NSDLĐ phải tiến hành giao kết HĐLĐ. Trường hợp cố tình không ký kết thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt có thể từ 500.000đ cho đến 20 triệu đồng tùy số lượng NLĐ bị vi phạm.

Nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù tại DN, NSDLĐ chọn cách tuyển người vào học nghề, tập nghề rồi làm việc cho mình sau đó. Nhiều lao động cũng chọn cách tìm việc này để bắt đầu sự nghiệp. Để không mất quyền lợi, NLĐ cần nắm rõ những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây nhé!

Ms.Công nhân

(Tham khảo theo Bộ Luật Lao động 2019)

4.3 (593 đánh giá)
Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Và 7 thông tin hữu ích cho NLĐ Học nghề là gì? Tập nghề là gì? Và 7 thông tin hữu ích cho NLĐ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

Nhiều người nuôi mộng làm giàu ở các “miền đất hứa” mà bỏ quê hương, xa gia đình đi lập nghiệp. Thế nhưng, hỏi ra mới hay lương công nhân mỗi tháng cũ...

27.03.2024 21

7 Biểu mẫu dùng trong công việc của Chuyền trưởng

7 Biểu mẫu dùng trong công việc của Chuyền trưởng

Công việc của Chuyền trường chuyền may không chỉ quản lý và điều phối, phân công công việc cho công nhân trong chuyền mà còn phải lập - hoàn thành một...

27.03.2024 25

Tiết lộ Lương đi XKLĐ Nhật Bản và các khoản tiền phải trả mỗi tháng

Tiết lộ Lương đi XKLĐ Nhật Bản và các khoản tiền phải trả mỗi tháng

Nhật Bản là top thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) được công dân Việt Nam ưa chuộng. Bạn đang có nguyện vọng tìm đơn hàng XKLĐ Nhật Bản? Bạn thắc mắ...

25.03.2024 49

09 bước cơ bản mở xưởng may ít vốn

09 bước cơ bản mở xưởng may ít vốn

Mở xưởng may là ấp ủ khởi nghiệp của nhiều công nhân có thâm niên, kinh nghiệm và tài chính (vừa phải). Sau nhiều năm làm thuê, họ ấp ủ có cơ ngơi cho...

12.03.2024 347