Kỹ sư Việt Nam tuy nhiều doanh nghiệp vẫn khó tuyển dụng
19.03.2016 2121 haiyen.tran37
Tại Việt Nam hàng năm vẫn có hàng ngàn kỹ sư thất nghiệp, nhưng các doanh nghiệp vẫn than khó tuyển dụng. Tại sao lại có nghịch lý này xẩy ra. Chúng ta cùng nhìn lại nhu cầu tuyển dụng và chất lượng nhân lực của nước ta để tìm ra câu trả lời rõ ràng hơn.
Sinh ra trường có nhiều cơ hội nhưng không biết nắm bắt !
Sinh viên khối kỹ thuật được các trường đại học Việt Nam đào tạo hàng năm ra trường cầm tấm bằng kỹ sư vẫn loay hoay không biết nắm bắt cơ hội của mình. Điều duy nhất mà họ làm là rải hồ sơ khắp nơi và chờ gọi phỏng vấn. Nhưng khi hồ sơ đến tay nhà tuyển dụng và tiếp xúc với các tân kỹ sư thậm chí là kỹ sư có kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng thường khá thất vọng.
Nhiều ứng viên khả năng ngoại ngữ kém. Giao tiếp không tốt, trả lời câu hỏi ứng xử và lý thuyết đều khá lúng túng. Khiến nhà tuyển dụng không dám trao cơ hội cho những ứng viên này. Những ứng viên này thường không chịu khó trau dồi kỹ năng, họ dựa dẫm quá lớn vào tấm bằng đại học, cao đẳng sau khi ra trường. Tất nhiên cũng có những kỹ sư có năng lực tốt, để nhà tuyển dụng phải tìm mọi cách níu giữ nhưng lượng nhân lực chất lượng như vậy không nhiều, không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Một số ứng viên lọt qua vòng phỏng vấn vào giai đoạn thử việc. Các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng thực hành của kỹ sư Việt Nam khá kém. Họ loay hoay rất nhiều trong quá trình thử việc và ngại bắt đầu từ việc nhỏ. Tâm lý bằng cấp kỹ sư phải có vị trí làm việc xứng đáng lấn át đi cái nhìn thực tế của họ. Bởi doanh nghiệp cần khả năng làm việc của họ chứ không phải học vị.
Nếu một số ngành cần tuyển kỹ sư có kinh nghiệm các kỹ sư trẻ ít có cơ hội thì một số ngành công nghệ mới, cần nhân lực trẻ trung, có kiến thức công nghệ nhanh nhạy thì lượng kỹ sư Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu cũng rất thấp. Bởi lượng sinh viên có kỹ năng mềm tốt không nhiều. Nhiều nhà tuyển dụng đặt câu hỏi không biết thời gian ngồi trên ghế nhà trường các bạn sinh viên đã tự rèn luyện mình ra sao để khi ra trường gần như cái họ có là con số không. Nhà tuyển dụng dù rất muốn tạo cơ hội cho họ nhưng cũng phải loại những ứng viên có năng lực quá kém và không có khả năng phát triển.
Ngoài ra việc các kỹ sư mới bắt đầu công việc với mức lương khá thấp, trong khi công việc khá vất vả, chưa có địa vị nhất định trong công ty đã khiến nhiều kỹ sư vỡ mộng, chán việc. Dẫn đến tình trạng nhảy việc, bỏ việc khá nhiều mà vẫn chưa tìm được công việc như ý muốn. Thường thì một số bạn khi theo học các ngành khối kỹ thuật chưa xác định được tư tưởng vững vàng để đối đầu với thử thách. Họ thường chỉ thấy thành công của các bậc tiền bối đi trước mà không biết rằng những tiền bối đó cũng trải qua rất nhiều vất vả để đến được với thành công.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành kỹ thuật – công nghệ ra sao.
Từ năm 2014 đến năm 2016 nhu cầu tuyển dụng ngành kỹ thuật – công nghệ vẫn đứng top đầu. Nhưng doanh nghiệp thì khát nhân tài còn kỹ sư vẫn than thất nghiệp.
Để có đủ nhân lực, nhiều doanh nghiệp săn nhân tài ngay ở giảng đường đại học. Nhiều sinh viên tuy mới giai đoạn thực tập, nhưng các doanh nghiệp đã giữ lại làm việc. Đây thường là những sinh viên có thành tích học tập tương đối khá nhưng quan trọng hơn là doanh nghiệp nhìn thấy khả năng làm việc của họ trong tương lai. Thay vì một số sinh viên đi thực chỉ vì muốn xin con dấu để nôp cho nhà trường thì những sinh viên này chăm chỉ học hỏi, xông xáo trong mọi việc, khả năng thích nghi với môi trường làm việc rất tốt.
Vì vậy các bạn sinh viên đang theo học tập trong các khối ngành kỹ thuật thay vì lo lắng ra trường không tìm được việc làm hãy cố gắng rèn luyện nhiều kỹ năng hơn nữa, cố gắng phấn đấu có một nền tảng lý thuyết tốt để có được nhiều cơ hội hơn sau khi ra trường. Đồng thời các bạn phải xác định trước tư tưởng để sẵn sàng đương đầu với những khởi đầu, những khó khăn trên con đường sự nghiệp sau này.