Lao động tại Việt Nam: 5 người lao động thì mới được 1 người có “bằng nghề”
25.07.2017 2279 hongthuy95
Đây là kết quả thống kê trong năm 2016, khi mà số người lao động có bằng nghề tại Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng lực lượng lao động trên cả nước. Điều này gây khó khăn cho sự tăng trưởng kinh tế về lâu dài. Chi tiết vấn đề là như thế nào? Cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu điều này!
Chỉ khoảng 20% lao động có “bằng nghề”
Theo thống kê, trong năm 2016, cả nước có 54,4 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó có 53,3 triệu người có việc làm và trên dưới 1,1 triệu người phải thất nghiệp, đưa tỷ lệ tham gia lao động tại Việt Nam lên đến 77,3%. Đây là con số khá ấn tượng trong tình hình công nghiệp hóa, hiên đại hóa toàn cầu.
Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có khoảng 20,9% lao động có bằng cấp/chứng chỉ. Đây là con số quá thấp để cạnh tranh tăng trưởng kinh tế, gây khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng trước thực tế ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tìm hiểu thêm: Lao động Việt cần làm gì trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0?
Thu nhập bình quân 5,1 triệu đồng cũng chưa tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế
Hiện nay, tỷ trọng lao động “làm công ăn lương” tại Việt Nam đạt 41,9% (năm 2016) và đang có xu hướng tăng rõ rệt qua các năm. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ lớn, chưa thể tác động mạnh mẽ đến tình hình gia tăng GDP cho Việt Nam.
Hơn nữa, trong số lao động “làm công ăn lương” trên thì có đến 42,2% lao động không có hợp đồng chính thức bằng văn bản. Như vậy, số lao động này đang làm việc dưới hình thức phi chính thức và hầu như không được hưởng các chính sách an sinh xã hội theo quy định, không có nhiều quyền lợi và động lực làm việc cũng như mong muốn gắn bó lâu dài với công việc là không cao, nếu không nói là không bị ràng buộc bởi tính pháp lý.
Thống kê năm 2016, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam đạt gần 5,1 triệu đồng/tháng. Trong đó, lao động có bằng đại học trở lên đạt 7,4 triệu đồng/tháng, lao động có bằng nghề đạt 5,8 triệu đồng/tháng, lao động có bằng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đạt 5,3 triệu đồng/tháng và lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt 4,2 triệu đồng/tháng.
Theo ông Lưu Quan Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng mức thu nhập của những người lao động trên là một trong những thước đo phản ánh năng suất lao động của họ. Như vậy, lao động có bằng đại học trở lên là nhóm tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất.
Tuy nhiên, như các số liệu đã đưa ra trên đây, Việt Nam đang gặp khó khăn trong công tác chuyển giao cơ cấu kinh tế cũng như đào tạo nguồn nhân lực có “bằng nghề” cho xã hội. Cụ thể là tuy mức thu nhập của lao động có bằng nghề khá cao (7,4 triệu đồng/tháng), số lao động thất nghiệp cũng ở mức tỷ lệ thấp (chỉ 1,1 triệu người trong số 54,4 triệu người lao động) nhưng tỷ lệ lao động có bằng nghề lại không cao, bằng chứng là các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo nghề tại Việt Nam không thu hút được nhiều người dân theo học, dẫn đến kết quả số lao động có bằng nghề chỉ chiếm 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Hay nói theo cách khác “lao động tại Việt Nam: 5 người lao động thì mới được 1 người có “bằng nghề””.
Ms. Công nhân