List nhanh 20+ câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tìm việc LĐPT
10.06.2024 382 hongthuy95
Bỏ qua những câu hỏi phổ thông đơn giản và phổ biến nhất như: giới thiệu bản thân, cho biết kinh nghiệm làm việc… lao động phổ thông (LĐPT) tuy chỉ là những công việc giản đơn, việc tay chân nặng nhưng ứng viên cũng cần linh hoạt và khéo léo trả lời sao cho đúng và hay, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD), từ đó tăng cơ hội ứng tuyển thành công.
Việc làm LĐPT nhưng cạnh tranh cao
Nhiều người không mấy xem trọng và đánh giá cao những lao động làm các công việc giản đơn, không hoặc ít yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm. Công nhân nhà máy là tên gọi chung nhất.
Tuy nhiên, thực tế, tỷ lệ cạnh tranh tìm việc của những công việc phổ thông ấy lại rất cao, dù nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng cao tương ứng. Bởi lẽ, từ lao động trình độ thấp, tốt nghiệp các cấp bậc học cho đến kỹ sư, cử nhân, người có bằng này bằng kia, kinh nghiệm làm việc này việc kia - nếu muốn thì đều có thể ứng tuyển các công việc LĐPT phù hợp. Trong khi đó, LĐPT lại không thể thành công khi tìm việc kỹ sư, giám đốc…
Muốn tìm việc thành công phải chuẩn bị kỹ
Nhiều người chủ quan “tay không” đến phỏng vấn các công việc LĐPT vì cho rằng nó dễ, trả lời quoa loa là cũng đc tuyển rồi mà không hề có sự chuẩn bị gì về thông tin công ty, hình thức bên ngoài, trang phục, tác phong giao tiếp hay vị trí công việc, các câu hỏi phỏng vấn thường gặp liên quan đến công việc ứng tuyển… Đây chính là nguyên nhân chính yếu khiến quy trình tìm việc thất bại do không gây được ấn tượng tốt, không ghi điểm với NTD trong buổi phỏng vấn. Do đó, mọi sự thành công đều bắt nguồn từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
List nhanh những câu hỏi hay - thường gặp khi phỏng vấn LĐPT
Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc như giới thiệu bản thân, cho biết kinh nghiệm làm việc - điểm mạnh, điểm yếu hay sở thích, mục tiêu nghề nghiệp… những câu hỏi được Vieclamnhamay.vn tổng hợp và chia sẻ sau đây được đánh giá là hay và thường xuyên được các NTD uy tín, có thương hiệu sử dụng để đánh giá và sàng lọc ứng viên, deal lương và chế độ đãi ngộ tốt nhất có thể để thu hút và giữ chân người tài, phù hợp với các công việc LĐPT phổ biến với nhu cầu tuyển dụng cao nhất nhì hiện nay:
#1. Bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm công việc này rồi?
#2. Bạn thích làm việc theo phân chia công đoạn, hay muốn tự mình hoàn thiện 1 sản phẩm? Tại sao?
#3. Đã có lần nào bạn có mâu thuẫn và tranh cãi với đồng nghiệp hoặc quản lý trong công ty chưa? Bạn đã giải quyết mâu thuẫn đó thế nào?
#4. Nếu có một công nhân nào đó trong chuyền mách/xử bạn làm sai quy định để giúp rút ngắn thời gian làm việc và tăng năng suất thì bạn sẽ làm như thế nào?
#5. Bạn đã từng làm công việc tay chân nào chưa? Bạn có ngại nếu công ty giao công việc tay chân cho bạn không? Bạn nghĩ công việc đó giúp bạn rèn luyện được những kỹ năng gì?
#6. Nếu trong quá trình làm việc bạn được giao cho sử dụng một máy móc, thiết bị mới thì bạn sẽ làm quen với nó như thế nào?
#7. Bạn đã khi nào hỗ trợ cấp trên đánh giá và phát hiện vấn đề trong sản xuất nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm của mình chưa? Phản ứng của cấp trên sau đó thế nào?
#8. Nếu bị điều chuyển sang một công đoạn làm việc hoàn toàn khác mà bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc trước đó thì bạn có vui vẻ chấp nhận không? Tại sao?
#9. Bạn làm thế nào để thích ứng với môi trường làm việc mới?
#10. Theo bạn, tuân thủ các quy tắc an toàn lao động nói chung, an toàn khi sử dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất có quan trọng không? Tại sao? Đã có khi nào bạn bỏ qua những nguyên tắc đó trong công việc chưa? Tại sao?
#11. Bạn tính toán hiệu suất làm việc của chính mình bằng cách nào? Kết quả thế nào?
#12. Bạn có sẵn sàng tăng ca khi công ty yêu cầu? Nếu phải tăng ca thường xuyên thì bạn có muốn công ty hỗ trợ gì hay không, ví dụ: tiền ăn tối, lương tăng ca…?
#13. Bạn có tự tin về kiến thức và kinh nghiệm khi thao tác với nguyên liệu thô của mình không (thường gặp trong ngành chế biến LTTP, hàng tiêu dùng…)? Nếu được giao kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào thì bạn có tự tin mình làm được?
#14. Nếu làm việc theo phân chia công đoạn thì bạn sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất của người làm công đoạn trên bạn. Lúc này nếu người đó cố tình gây khó dễ cho bạn thì bạn sẽ làm thế nào?
#15. Bạn có thể tự mình khắc phục các sự cố máy móc, thiết bị hay sai phạm quy trình trong quá trình làm việc không?
#16. Theo bạn, làm thế nào để rèn luyện sức khỏe để làm các công việc lao động chân tay nặng nhọc (thường gặp trong nghề xây dựng, kho hàng…)?
#17. Nhân viên trong phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử yêu cầu phải làm việc cẩn thận đến từng chi tiết, bạn có chắc rằng mình có thể làm việc tỉ mỉ không?
#18. Nếu bạn phát hiện lỗi sai trong quá trình làm việc thì bạn sẽ xử lý thế nào?
#19. Công việc công nhân xây dựng phải làm việc ngoài trời thường xuyên, dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt; bạn nghĩ thế nào nếu phải làm việc như thế mỗi ngày?
#20. Bạn có yêu cầu hay nguyện vọng gì liên quan đến điều kiện làm việc hay chế độ đãi ngộ của công ty không?
#. …
Đừng coi thường tính cần thiết của việc chuẩn bị trước khi ứng tuyển việc làm LĐPT bởi nó sẽ giúp tăng cơ hội phỏng vấn thành công, giúp bạn nhanh chóng có việc và làm việc, nhận lương để chi tiêu sinh hoạt sớm nhất có thể; thay vì tốn thêm thời gian và công sức tham gia hết buổi phỏng vấn này đến buổi phỏng vấn khác nhưng kết quả lại chẳng như mong đợi.
Ms. Công nhân