Lưu ngay 10 công thức tính cần biết khi thiết kế chuyền

15.06.2023 805 hongthuy95

Một chuyền may được thiết kế hợp lý và hoạt động hiệu quả khi có sự phân công lao động hợp lý, để đảm bảo sự đồng đều về khối lượng công việc giữa các vị trí, đạt được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của đơn hàng. Để có được điều này, người thiết kế chuyền cần nắm rõ và tính chính xác 10 số liệu thiết yếu nhất, có liên quan.

lưu ngay 10 công thức tính cần biết khi thiết kế chuyền

Thế nào là phân công lao động hợp lý?

Phân công lao động hợp lý là tính toán, bố trí các vị trí làm việc trên chuyền sao cho cân đối nhau về sức làm, nghĩa là không để cho 1 người quá bận rộn, trong khi người khác lại quá nhàn rỗi.

Khi đó, cần thiết nên tính toán các số liệu cơ bản để có kế hoạch thiết kế chuyền và phân công lao động hợp lý.

Các công thức cần tính khi thiết kế chuyền

Một chuyền chuẩn cần tính toán sức làm cho vị trí đó, sao cho gần bằng nhịp độ sản xuất và số lao động gần bằng 1. Dưới đây là 10 công thức tính cơ bản:

+ Nhịp độ sản xuất

Là thời gian chuẩn để 1 công nhân trên dây chuyền tham gia hoàn chỉnh 1 sản phẩm.

Công thức tính:

- Áp dụng khi biết được số công nhân và tổng thời gian hoàn thành sản phẩm

Nhịp độ sản xuất = Tổng thời gian hoàn thành sản phẩm : Số công nhân trực tiếp sản xuất trên chuyền

Hoặc:

- Áp dụng cho trường hợp không biết được số công nhân, nhưng biết được sản lượng thực hiện trong ngày

Nhịp độ sản xuất = Thời gian làm việc trong ngày : Sản lượng thực hiện được trong ngày

+ Số công nhân trên chuyền

- Công thức tính tổng số công nhân trên chuyền:

Số công nhân = Tổng thời gian hoàn thành sản phẩm : Nhịp độ sản xuất

- Công thức tính lao động bố trí cho 1 công đoạn:

Bố trí lao động 1 công đoạn = Thời gian thực hiện công đoạn đó : Nhịp độ sản xuất

+ Số lượng thiết bị sử dụng trên chuyền

Công thức tính:

Số lượng thiết bị = Tổng thời gian làm việc trên thiết bị : Nhịp độ sản xuất

+ Định mức năng suất của chuyền

Công thức tính:

Năng suất của 1 công đoạn = Thời gian làm việc trong 1 ngày : Thời gian thực hiện của công đoạn

Năng suất đầu người (1) = Tổng sản lượng 1 tổ (1 ca làm việc) : Số công nhân trong 1 tổ

Năng suất đầu người (2) = Thời gian làm việc trong 1 ngày : Thời gian thực hiện sản phẩm

Năng suất đầu máy = Sản lượng 1 tổ (1 ca làm việc) : Tổng số máy

Năng suất tổ = Năng suất đầu người x Số công nhân trong tổ

lưu ngay 10 công thức tính cần biết khi thiết kế chuyền

Phân công lao động hợp lý giúp năng suất trên chuyền đồng đều và tối ưu
 

Sau khi đã tính toán và cho ra số liệu thiết yếu, người thiết kế chuyền lập bảng thiết kế tương ứng, sau đó sắp xếp, bố trí các bước công việc một cách hợp lý nhằm tăng năng suất trong sản xuất.

Ms. Công nhân (tổng hợp)

4.0 (390 đánh giá)
Lưu ngay 10 công thức tính cần biết khi thiết kế chuyền Lưu ngay 10 công thức tính cần biết khi thiết kế chuyền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 53

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 47

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 62

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 37