Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất và hướng dẫn cách ghi chi tiết
23.02.2021 5981 bientap
Bạn là nhân viên nhân sự muốn tải mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất và tìm hiểu cách ghi đầy đủ - chi tiết? Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ đến bạn những thông tin này qua bài viết dưới đây.
► Khi nào cần báo cáo tình hình sử dụng lao động?
Theo quy định, không chỉ khi thành lập mà ngay cả sau này, định kỳ - doanh nghiệp vẫn phải tiến hành báo cáo tình hình thay đổi lao động trong quá trình hoạt động cho cơ quan quản lý lao động tại địa phương. Cụ thể:
- Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) thực hiện khai trình tình hình sử dụng lao động theo hướng dẫn trong Nghị định 122 ban hành 2020 của Chính Phủ.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 5/6) và hàng năm (trước ngày 5/12), doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thay đổi lao động cho Sở Lao động - Thương binh & Xã Hội Tỉnh/ Thành phố thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đồng thời thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp Huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở - chi nhánh hay văn phòng đại diện. Như vậy thì định kỳ hằng năm, doanh nghiệp cần báo cáo tình hình sử dụng lao động 2 lần, 1 lần báo cáo cho 6 tháng đầu năm - 1 lần báo cáo cho cả năm.
Trường hợp không thể báo cáo qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, doanh nghiệp phải gửi báo cáo bằng văn bản giấy đến Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Tỉnh/ Thành phố để cập nhật đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước.
► Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất
Xem chi tiết và download mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động: Tại đây
► Hướng dẫn cách ghi chi tiết mẫu báo cáo tình tình sử dụng lao động
• Phần (1): Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Tỉnh/ Thành phố - Cơ quan BHXH cấp Quận, Huyện - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở/ chi nhánh/ văn phòng đại diện
• Phần 1 - Điền đầy đủ các thông tin chung về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ, Điện thoại, Email, Website, Mã số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Lĩnh vực hoạt động, Ngành - nghề kinh doanh chính
• Các cột 1 -> 7: điền STT - thông tin về họ tên, mã số BHXH, ngày tháng năm sinh, giới tính… của người lao động làm việc cho doanh nghiệp
• Phần (2) - tích chọn vị trí việc làm tương ứng
• Phần “Tiền lương” (cột từ 12 -> 17): điền các thông tin về Hệ số/ Mức lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được nhận
• Phần “Ngành, nghề nặng nhọc - độc hại” (cột 18, 19): ghi rõ ngày bắt đầu - ngày kết thúc công việc
• Phần “Loại và hiệu lực hợp đồng lao động” (cột 20 -> 24): điền thông tin tương ứng vào các cột Ngày bắt đầu hợp đồng lao động không xác định thời hạn/ hiệu lực hợp đồng xác định thời hạn/ hiệu lực hợp đồng lao động dưới 1 tháng hay thử việc…
• Cột 25 - 26: thời điểm doanh nghiệp bắt đầu/ kết thúc đóng bảo hiểm xã hội
► Doanh nghiệp không báo cáo tình hình sử dụng lao động bị xử phạt thế nào?
Căn cứ Nghị đinh 95 của Chính phủ ban hành năm 2013, doanh nghiệp không nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này cũng áp dụng cho doanh nghiệp không thực hiện việc lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc khi được yêu cầu không xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền; không khai trình việc sử sụng lao động khi bắt đầu hoạt động; vi phạm các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển dụng…
Để doanh nghiệp không bị xử phạt hành chính, nhiệm vụ của nhân viên phụ trách công tác nhân sự là định kỳ cần làm đầy đủ các báo cáo theo quy định và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước đúng thời hạn - một trong số đó là báo cáo tình tình sử dụng lao động 6 tháng và hằng năm. Bởi nếu doanh nghiệp bị phạt thì trách nhiệm đó sẽ bị quy về cho nhân viên phụ trách.
(Theo luatvietnam)