Ngành điện tử công nghiệp là gì? Học điện tử công nghiệp có dễ tìm việc?
17.02.2020 3293 vi.vothanh
Vài năm trở lại đây, LG, Samsung, Toshiba… đầu tư mạnh vào nước ta trong mảng sản xuất thiết bị công nghệ. Nhờ đó mà cơ hội việc làm trong lĩnh vực điện tử ngày càng mở rộng hơn. Vậy bạn đã biết rõ ngành công nghiệp điện tử là gì chưa? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu xem mình có phù hợp với ngành này không nhé.
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang chú trọng vào đầu tư nhân sự, tìm kiếm tài năng ngành điện tử công nghiệp. Đừng bỏ qua bài viết hữu ích này vì trong tương lai, đây là một ngành thực sự hot và có nhu cầu tuyển dụng rất cao.
Ngành điện tử công nghiệp là gì?
Điện tử công nghiệp là ngành chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý, lắp ráp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa... các mạch, thiết bị điện tử trong sản xuất công nghiệp hoặc các bộ điều khiển có dùng rơ le, linh kiện, cảm biến điện tử của đời sống hằng ngày.
Đây là chuyên ngành được kết hợp giữa Điện tử dân dụng và Điện tử máy tính. Những người làm việc trong lĩnh vực này sẽ có kiến thức sâu hơn về các loại mạch, thiết bị điều khiển công nghiệp, cấu trúc máy tính, truyền tải dữ liệu và quản trị mạng…
Ngày nay, nhu cầu hiện đại hóa sản xuất, sử dụng thiết bị điện tử luôn tăng cao. Vì vậy, nhân viên ngành điện tử công nghiệp giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở nước ta.
Khi lựa chọn ngành học, tìm việc, một số người thường nhầm lẫn giữa Điện tử công nghiệp và Điện công nghiệp vì có tên gọi gần giống nhau. Tuy nhiên, cần chú ý và phân biệt sự khác nhau giữa 2 ngành này:
Các trường đào tạo chuyên ngành Điện tử công nghiệp hiện nay
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường chuyên đào tạo ngành Điện tử công nghiệp. Mức điểm sàn thấp nhất cho khối Toán - Lý - Hóa/ Toán - Lý - Anh trong khoảng 14 điểm.
Tham khảo danh sách một số trường đào tạo tiêu biểu chuyên ngành Điện tử công nghiệp:
►Khu vực miền Bắc:
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ - Quốc gia Hà Nội
- Đại học Điện Lực…
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Hải Phòng
►Khu vực miền Trung:
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Nha Trang...
►Khu vực miền Nam:
- Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ...
Ngoài ra, còn rất nhiều trung tâm đào tạo, trường dạy nghề, Cao đẳng trên cả nước chuyên đào tạo ngành liên quan đến Điện tử công nghiệp như: Các trường thuộc hệ thống dạy nghề của Bộ Quốc phòng, trường Cao Đẳng công nghệ tại các tỉnh thành…
Công việc của nhân viên ngành Điện tử công nghiệp
Sinh viên, học viên theo học ngành Điện tử công nghiệp, sau khi ra trường sẽ làm các công việc cụ thể như:
-
Lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử trong nhà máy, xí nghiệp hoặc dây chuyền công nghiệp.
-
Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa tủ điều khiển, linh kiện, mạch điện tử trong nhà máy.
-
Sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản, các bộ điều khiển có sử dụng bo mạch hoặc quản lý trạm điện hạ thế.
-
Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các vi mạch, mạch điện thông dụng của đồ điện tử trong đời sống hằng ngày.
-
Nghiên cứu, lắp ráp hệ thống biến đổi công suất, đo đạc điện tử.
-
Theo dõi thông số kỹ thuật mạch điện, xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của thiết bị điện tử.
-
Lắp ráp, kết nối mạch điện theo sơ đồ nguyên lý.
Ngành Điện tử công nghiệp sẽ làm việc ở đâu?
Hiện nay, cơ hội việc làm của ngành Điện tử công nghiệp luôn mở rộng. Mọi người sẽ được bố trí làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp như:
-
Nhà máy, phân xưởng, công ty, doanh nghiệp điện tử.
-
Làm việc tại bộ phận cơ điện, phòng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện của xí nghiệp.
-
Ngoài ra, người học ngành Điện tử công nghiệp có thể tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì thiết bị điện tử như máy biến áp, máy bơm nước tự động, ấm siêu tốc… hoặc tư vấn lắp đặt hệ thống đồ điện tử trong gia đình, nhà hàng, khách sạn…
Thông thường, mức lương trung bình ở vị trí công nhân điện tử vào khoảng 6 - 8 triệu; 9 - 12 triệu với chức vụ nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, chưa tính tăng ca, nhận thêm công việc, dự án bên ngoài. Nếu vốn ngoại ngữ tốt, cơ hội được làm trong các nhà máy, doanh nghiệp của người nước ngoài rất cao, mức lương lên đến 15- 20 triệu/tháng.
Tìm việc ngành Điện tử công nghiệp ở đâu?
Với xu thế phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, ngành công nghiệp điện tử ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình. Hầu hết, các công ty, hệ thống sản xuất đều cần nguồn nhân lực lớn lĩnh vực này. Người lao động quan tâm có thể theo dõi tin tức tuyển dụng tại Vieclamnhamay.vn để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm tốt trong ngành điện tử công nghiệp.
Ngoài ra, ứng viên cũng có thể tìm việc trực tiếp thông qua công ty dự định ứng tuyển hay giới thiệu từ người thân, trung tâm giới thiệu việc làm...
Bài viết liên quan: Ngành Điện Công nghiệp là gì? Tương lai cho ngành điện công nghiệp
Vũ Vi