Nhất định ghi nhớ 13 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ!

18.05.2023 2116 bientap

Lao động nữ hiện chiếm số lượng lớn trong nhiều ngành sản xuất (tỷ lệ 48-49% lực lượng lao động), trong đó chủ yếu là dệt may, da giày, chế biến thủy sản... Để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất công việc, luật quy định nhiều quyền lợi đặc thù dành riêng cho đối tượng lao động này. Chi tiết là gì? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

nhất định ghi nhớ những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ

Lao động nữ và những "cái khó" trong công việc

Không giống như anh em công nhân nam, lao động nữ đi làm và thực hiện nhiệm vụ luôn mang trong người nhiều mối lo và sự bất tiện. Nào là "đến ngày" nên cơ thể mệt mỏi, tâm sinh lý dễ bị tác động - đang mang thai hay nuôi con nhỏ khiến sức khỏe bị suy giảm, khả năng tập trung kém, hay lo lắng, bồn chồn, thiếu ngủ, uể oải tinh thần - dễ bị ảnh hưởng bởi những lời quát tháo từ cấp trên hay chia bè kết phái, đè ép người yếu thế dẫn đến lo sợ, rụt rè, sống khép kín, làm việc chậm chạp, kém hiệu suất... 

Những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ

Bên cạnh những quyền lợi chung cho mọi lao động, làm việc theo hợp đồng lao động được Bộ Luật Lao động ban hành hay những nội quy, thỏa thuận về quyền lợi của riêng DN, NSDLĐ, với lao động nữ, vẫn còn khá nhiều "ưu ái" nữa cần nắm đúng và đủ để đòi lợi ích khi cần:

+ Quy định về cải thiện điều kiện lao động

DN, NSDLĐ phải:

- Đảm bảo có buồng vệ sinh riêng, tách biệt với buồng vệ sinh nam tại nơi làm việc, bố trí thêm và đủ buồng tắm (nếu cần)

- Khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của lao động nữ

+ Được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khỏe đặc thù

Bao gồm:

- Được khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản ít nhất 1 lần/năm

- Không phải làm thêm, làm đêm hay đi công tác xa khi đang mang thai ở những tháng cuối thai kỳ

- Được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu 3 ngày làm việc/tháng khi đang trong thời gian hành kinh; thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc trong ca và hưởng nguyên lương theo HĐLĐ

- Được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương. Trường hợp NLĐ không có nhu cầu nghỉ, muốn làm việc bình thường và được NSDLĐ đồng ý thì lao động nữ sẽ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc

- Được hưởng đầy đủ chế độ thai sản, bao gồm: sinh con, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng; nghỉ khám thai; nạo hút thai; nghỉ chế độ khi sảy thai...

- Được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh với số ngày tương ứng theo hình thức sinh; được nhận trợ cấp dưỡng sức sau sinh nếu đáp ứng các điều kiện và chuẩn bị đúng - đủ giấy tờ chứng minh theo quy định​

+ Được bảo vệ quyền lợi liên quan đến giao kết - chấm dứt HĐLĐ

- Được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi đang mang thai

- Được quyền tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền rằng nếu tiếp tục làm sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

- Không bị xử lý kỷ luật khi đang mang thai hoặc nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

- Không bị sa thải hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi đang mang thai, kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

- Được bình đẳng với lao động nam về các vấn đề quyền lợi liên quan đến lương, thưởng, thăng tiến

Hỗ trợ kịp thời và phù hợp để đáp ứng tốt nhất có thể nguyện vọng và nhu cầu của lao động nữ, giúp họ thoải mái làm việc, bảo đảm sức khỏe lao động từ đó cho năng suất cao hơn. Không chỉ thực thi những quy định của Luật, DN, NSDLĐ lao động cũng cần thiết sát sao và quan tâm hơn đến nhóm đối tượng lao động đặc biệt này.

Ms. Công nhân

4.8 (918 đánh giá)
Nhất định ghi nhớ 13 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ! Nhất định ghi nhớ 13 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

Đi quá nhanh dĩ nhiên dễ gây tai nạn, thế nhưng, đi chậm cũng không hẳn đã tốt. Tốc độ khi lái xe cần được kiểm soát linh hoạt, nhanh - chậm tùy lúc m...

25.07.2024 34

8 Tín hiệu giao tiếp bằng tay của lái xe chuyên nghiệp

8 Tín hiệu giao tiếp bằng tay của lái xe chuyên nghiệp

Lái xe đi ngược chiều nháy đèn hay dùng cử chỉ tay ra hiệu cho lái xe phía bên kia là những tín hiệu giao tiếp thường gặp trong nghề lái xe. Tuy nhiên...

24.07.2024 9759

Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

Nhiều bác tài tuy là lái mới hay đã lão làng vẫn cứ thắc mắc rằng: khi 2 xe ngược chiều nhau nhưng cùng gặp 1 chướng ngại vật, cả 2 xe đều nháy đèn th...

19.07.2024 77

Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách viết trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc chuẩn

Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại và cách viết trình độ chuyên môn trong...

Nhiều hồ sơ bị loại chỉ với lỗi sai đơn giản là viết sai trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Phân loại trình độ c...

18.07.2024 81