Vén màn 10 sự thật ít ai biết về bảng lương và bậc lương công nhân

09.11.2022 12113 bientap

“Lương có đủ ăn hay không?” luôn là vấn đề bất kỳ công nhân nào cũng quan tâm đầu tiên. Vì thế, tìm hiểu về bảng lương, bậc lương đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, thái độ và tinh thần làm việc mỗi ngày. Đọc ngay bài viết của Vieclamnhamay.vn để tường tận hơn nhé.

Vén màn 10 sự thật ít ai biết về bảng lương và bậc lương công nhân

Bảng lương công nhân

1. Bảng lương công nhân là gì?

Bảng lương công nhân là bảng quy định mức lương cụ thể mà công nhân được hưởng dựa trên những cơ sở về ngạch lương, bậc lương, hệ số lương và phụ cấp, tùy thuộc vào loại hình công việc, ngành nghề mà công nhân đảm nhiệm.

2. Nguyên tắc khi xây dựng bảng lương công nhân

Nhiều người lao động nhận lương xong vẫn chưa biết căn cứ vào yếu tố nào để xây dựng bảng lương đó. Vì vậy, Vieclamnhamay.vn vén màn về các nguyên tắc tạo nên bảng lương công nhân hiện nay như sau:

  • Mức lương thấp nhất chi trả cho công nhân đảm nhiệm công việc giản đơn không thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng.

  • Mức lương thấp nhất chi trả cho lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

  • Mức lương của công nhân đảm nhiệm công việc có tính chất độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm được hưởng phải cao hơn ít nhất 5 – 7% so với lao động làm việc trong điều kiện bình thường.

  • Khoảng cách giữa các bậc lương liền kề trong bảng lương công nhân phải ít nhất bằng 5%

  • Khi xây dựng bảng lương phải đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử nam – nữ, màu da, dân tộc, tôn giáo…

  • Căn cứ vào hoạt động tổ chức lao động - sản xuất thực tế, doanh nghiệp nhà nước tự xây dựng bảng lương theo quy định của pháp luật.

Vén màn 10 sự thật ít ai biết về bảng lương và bậc lương công nhân

Thang lương là gì? Quy trình 5 bước đăng ký thang lương cần biết

Bậc lương công nhân

1. Bậc lương công nhân là gì?

Bậc lương công nhân là số lượng các mức thăng tiến về lương trong mỗi ngạch lương công nhân: ngạch lương 6 bậc, 7 bậc…, mỗi một bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Thông thường, số lượng bậc lương trong mỗi ngạch lương dao động từ 5 – 10 bậc.

2. Số lượng bậc lương phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Quan điểm trả lương của doanh nghiệp: trả lương để kích thích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.

  • Sự chênh lệch về mức lương tối thiểu và mức lương tối đa tương ứng với mỗi công việc, ngành nghề.

  • Yêu cầu về đào tạo, mức độ phức tạp của công việc: tính chất công việc càng đơn giản thì số bậc càng nhiều, công việc càng phức tạp thì số bậc càng ít.

3. Quy định về bậc lương công nhân đối với một số ngành nghề:

Những điều cần biết về bảng lương và bậc lương công nhân
Bậc lương một số ngành nghề

Xem thêm: Tăng lương công nhân: Doanh nghiệp nói cao, người lao động vẫn chưa đủ sống

Những cách tính lương công nhân phổ biến nhất hiện nay

Tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực của công nhân, doanh nghiệp sẽ tính lương theo 6 hình thức phổ biến nhất sau đây:

- Hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương nhận được tính bằng khoảng thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ.

- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương nhận được dựa vào sản phẩm hoàn thành và các đơn giá tương ứng cho từng sản phẩm. Càng làm ra nhiều sản phẩm, số tiền nhận được sẽ càng cao.

- Hình thức trả lương khoán: Doanh nghiệp sẽ trả mức lương dựa trên chất lượng hoàn thành công việc.

- Hình thức trả lương theo doanh số: Cách tính này phù hợp cho nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị, bất động sản, telesale,...

- Hình thức trả lương theo hoa hồng: Áp dụng cho công việc liên quan đến bán hàng, tiếp thị,...

Bên cạnh đó, lương công nhân còn được tính theo hệ số lương cơ sở thay đổi theo từng giai đoạn. Tùy thuộc vào chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm mà hệ số lương sẽ khác nhau.

Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số người lao động cần biết

Với đặc thù tính chất công việc của người lao động thường xuyên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, có người từ 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm. Vì thế, một số đơn vị áp dụng cách tính lương theo số năm làm việc - tính lương thâm niên.

Xem thêm: Tính lương theo thâm niên và 7 điều người lao động cần biết

Trên đây là những điều cần biết về bảng lương và bậc lương công nhân. Hiểu rõ vấn đề này hy vọng sẽ giúp người lao động tìm được phương pháp gia tăng thu nhập bản thân từng ngày.

Ms.Công nhân

4.0 (770 đánh giá)
Vén màn 10 sự thật ít ai biết về bảng lương và bậc lương công nhân Vén màn 10 sự thật ít ai biết về bảng lương và bậc lương công nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thưởng nóng, đẩy cao đãi ngộ hút công nhân mùa cao điểm

Thưởng nóng, đẩy cao đãi ngộ hút công nhân mùa cao điểm

Thưởng nóng 7 triệu đồng cho lao động mới, nâng tổng thu nhập của công nhân lên đến 14-15 triệu đồng là chính sách hiện được Foxconn Bắc Giang áp dụng...

21.02.2025 28

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Kế toán trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tổ chức kế toán của một doanh nghiệp. Vậy bạn có thể giải thích cụ thể Kế toán trưởng là g...

06.02.2025 5346

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

7 Nguyên tắc cần lưu ý khi làm Phiên dịch viên tiếng Nhật

Nhật Bản là đất nước coi trọng lễ nghi và phép tắc trong mọi trường hợp, mọi tình huống; cả trong giao tiếp lẫn công việc. Bạn là phiên dịch viên tiến...

03.02.2025 1748

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2845