Những điều cần biết về luật bảo hiểm xã hội và cách tính bảo hiểm xã hội cho công nhân
28.06.2017 3492 bientap
Bạn có biết khi tham gia bảo hiểm xã hội người lao động sẽ được hưởng những chế độ nào? Mức hưởng ra sao?... Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ những điều cần biết về luật bảo hiểm xã hội và cách tính bảo hiểm xã hội cho công nhân để các bạn tham khảo.
► Những điều cần biết về luật bảo hiểm xã hội
♦ Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng
Hiện nay, đối với đối tượng lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn hoặc làm một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng được quy định như sau:
- Người lao động: trích 8% từ mức lương tháng để đóng vào quỹ tử tuất và hưu trí.
- Đơn vị sử dụng lao động: có trách nhiệm đóng 18% theo tỷ lệ lương của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội.
♦ Tiền lương tháng đóng BHXH
Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc sẽ bao gồm: tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Các khoản bổ sung khác phải được ghi vào mục riêng trong hợp đồng lao động mà hai bên đã thỏa thuận.
Từ ngày 1/6/2017, quy định tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cụ thể như sau:
► Cách tính bảo hiểm xã hội cho công nhân
♦ Chế độ ốm đau
Mức hưởng = 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Khi hết thời gian được hưởng chế độ ốm đau mà người lao động mà vẫn còn phải điều khi thì mức hưởng được quy định như sau:
- Mức hưởng là 65% lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu NLĐ tham gia đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- Mức hưởng là 55% lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu NLĐ tham gia đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm trở lên.
- Mức hưởng là 50% lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu NLĐ tham gia đóng BHXH dưới 15 năm.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau 1 ngày = Mức trợ cấp ốm đau 1 tháng : 24 ngày
⇒ Ví dụ người lao động có lương cơ bản là 4.000.000 đồng/tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau là 75% lương, tương đương với 3.000.000 đồng/tháng.
♦ Chế độ thai sản
- Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi được nhận trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở. Nếu chỉ có cha tham gia BHXH thì người cha được nhận mức trợ cấp này.
- Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ là 100% tiền lương 6 tháng đóng BHXH liền kề trước khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
⇒ Ví dụ, lao động nữ có mức lương cơ bản là 3.500.000 đồng/ tháng, khi nghỉ việc sinh con thì sẽ nhận được 2 mức trợ cấp:
Trợ cấp 1 lần khi sinh con: 2 x 1.300.000 = 2.600.000 đồng
Trợ cấp khi sinh con: 6 x 3.500.000 = 21.000.000 đồng
Tổng cộng, số tiền trợ cấp lao động nữ nghỉ thai sản sẽ nhận được là 23.600.000 đồng.
Bạn muốn xem thêm: Các hình thức trả lương và cách tính lương người lao động cần biết
♦ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng 3 mức trợ cấp là:
- Trợ cấp 1 lần: đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%, tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH:
- Tính theo tỷ lệ thương tật: Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
- Trợ cấp hàng tháng
- Tính theo tỷ lệ thương tật: Suy giảm 31% sẽ được hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
- Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
- Trợ cấp phục vụ: Mức hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung
♦ Chế độ hưu trí
Người lao động khi nghỉ hưu sẽ được hưởng:
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Lương hưu hàng tháng
Về hưu trước ngày 01/01/2018
- Nam: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
- Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%
Về hưu từ ngày 01/01/2018
- Nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
- Nam:
+ Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.
+ Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.
♦ Chế độ tử tuất
Người lao động được hưởng chế độ tử tuất sẽ được hưởng 3 mức trợ cấp:
- Mai táng phí: Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở (từ ngày 1/7/2017 là 13.000.000 đồng)
- Tử tuất hàng tháng:
Tử tuất nuôi dưỡng: Mức hưởng = 70% x Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
Tử tuất cơ bản: Mức hưởng = 50% x Lương cơ sở (đồng/tháng/suất).
- Tử tuất 1 lần:
- Đối với người đang hưởng lương hưu :
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu
- Đối với các trường hợp còn lại :
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi
Trong đó: Mbqtl là Mức bình quân tiền lương đóng BHXH
Xem thêm: Những điều cần biết về chế độ thai sản cho lao động nam
Ms.Công nhân