Overhead Cost là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý overhead cost trong doanh nghiệp

09.08.2023 542 doantrangbc

Trong thị trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay, việc hiểu và quản lý overhead cost là một bài toán quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm vững. Bài viết sau đây Vieclamnhamay.vn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về Overhead cost là gì và lý do tại sao quản lý overhead cost lại quan trọng đối với doanh nghiệp.

Overhead Cost là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý overhead cost trong doanh nghiệp


Overhead Cost là gì?

Overhead Cost hay còn gọi là chi phí chung, là những khoản chi phí không thể liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cụ thể. Thay vào đó, chúng là các khoản phí chung, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh tổng thể của cả một doanh nghiệp. Đó có thể là chi phí thuê văn phòng, chi phí quản lý, hay thậm chí là chi phí tiện ích hàng tháng.

Tuy không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ nhưng overhead cost cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các loại Overhead Cost phổ biến trong doanh nghiệp

Tùy thuộc vào doanh nghiệp và ngành công nghiệp cụ thể mà sẽ có các loại overhead cost khác nhau. Dưới đây là một số loại overhead cost phổ biến mà bạn cần biết để hiểu rõ hơn về cách chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. 

- Chi phí thuê mặt bằng và văn phòng: Bao gồm chi phí thuê nhà xưởng, tiền thuê văn phòng, tiền nước, tiền điện, tiền internet, và các chi phí liên quan đến việc duy trì không gian hoạt động cho doanh nghiệp.

- Lương và phúc lợi nhân viên quản lý: Gồm lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp cho các nhân viên quản lý và nhân viên hỗ trợ không trực tiếp liên quan đến sản xuất.

- Chi phí quản lý: Bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và điều hành tổng thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như chi phí tư vấn, chi phí đào tạo quản lý, và chi phí hệ thống quản lý.

- Chi phí marketing và quảng cáo: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như chi phí quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền hình, chi phí thiết kế thương hiệu.

- Chi phí IT và công nghệ thông tin: Bao gồm chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu, và các giải pháp công nghệ khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

- Chi phí vận chuyển và giao nhận: Liên quan đến các chi phí vận chuyển, đóng gói, và giao nhận sản phẩm từ nhà máy đến khách hàng.

- Chi phí tiện ích và vận hành: Bao gồm các chi phí tiện ích như điện, nước, khí đốt, cũng như chi phí duy trì và sửa chữa thiết bị vận hành.

- Chi phí hỗ trợ khách hàng: Gồm các chi phí liên quan đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau bán hàng như tổng đài hỗ trợ, dịch vụ khách hàng trực tuyến.

- Chi phí nghiên cứu và phát triển: Bao gồm các chi phí đầu tư vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, cải tiến công nghệ và sáng tạo.

Tại sao quản lý Overhead cost lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Quản lý Overhead Cost là một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh tổng thể. Nắm vững và tối ưu hóa chi phí chung giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh, tăng cường lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt.

Đầu tiên, Overhead Cost đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu không quản lý tốt, chi phí này có thể khiến giá bán trở nên quá cao, khiến khách hàng khó có khả năng tiếp cận. Việc quản lý và tối ưu hiệu quả những chi phí này cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu số lượng tiền phải trả ra, từ đó tăng cường lợi nhuận chung. Đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn. Điều này làm cho sản phẩm của bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng so với các đối thủ có chi phí cao hơn.

Quản lý overhead cost cũng giữ vai trò lớn trong việc phát triển doanh nghiệp bền vững. Khi thị trường thay đổi, quản lý overhead cost giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc thích nghi với những biến đổi này. Việc có chi phí chung thấp hơn giúp giảm thiểu rủi ro và cho phép doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng.

Bên cạnh đó việc hiểu rõ và quản lý overhead cost giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh mạnh mẽ hơn. Nắm vững chi phí chung giúp đưa ra quyết định thông minh về đầu tư, mở rộng, hoặc cắt giảm một phần hoạt động không cần thiết.

Overhead Cost là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý overhead cost trong doanh nghiệp


Cách tính Overhead Cost

Việc tính toán overhead cost có thể phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Vì vậy cách tính cụ thể có thể thay đổi dựa trên mô hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp. Dưới đây là cách thường được sử dụng để tính toán Overhead Cost:

Bước 1: Xác định các loại chi phí chung

 Trước tiên, bạn cần xác định các khoản chi phí không trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Thu thập thông tin chi tiết về các khoản chi phí này từ các nguồn khác nhau trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như dựa trên hệ thống kế toán, hóa đơn, báo cáo tài chính, và các tài liệu liên quan khác.

Bước 2: Tính tổng chi phí

Tính tổng số tiền chi phí của mỗi danh mục. Điều này bao gồm việc tổng hợp các khoản chi phí thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như mỗi tháng hoặc mỗi quý.

Bước 3: Phân bổ chi phí

Một số chi phí chung sau khi được tính toán có thể phải được phân bổ cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Điều này giúp xác định giá thành chính xác hơn cho mỗi sản phẩm. Phân bổ có thể dựa trên tỷ lệ hoặc phương pháp phân chia cân nhắc.

Phân bổ dựa trên tỷ lệ: Phương pháp này sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc hệ số để phân bổ chi phí gián đoạn cho từng sản phẩm dựa trên mức độ ảnh hưởng của sản phẩm đó đối với việc tạo ra chi phí gián đoạn. Các sản phẩm hoặc dịch vụ có mức tiêu thụ hoặc sử dụng nhiều hơn các tài nguyên hệ thống sẽ được phân bổ một phần chi phí lớn hơn.

Phương pháp phân chia cân nhắc: Phương pháp này dựa trên quyết định chủ quan của nhà quản lý hoặc chuyên gia về cách phân chia chi phí gián đoạn cho từng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Các yếu tố cân nhắc có thể bao gồm độ phức tạp của sản phẩm, độ phổ biến trên thị trường, hoặc độ ảnh hưởng đối với chi phí.

Với những nội dung trên, hy vọng đã cung cấp cái nhìn chi tiết hơn về khái niệm overhead cost cũng như cho thấy phần nào vai trò của việc quản lý và tối ưu các chi phí chung đối với doanh nghiệp.

CPI là gì? 5 Bước xác định chỉ số CPI nhanh nhất

Ms. Công nhân

4.1 (491 đánh giá)
Overhead Cost là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý overhead cost trong doanh nghiệp Overhead Cost là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý overhead cost trong doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 222

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 146

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 394

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 407