CPI là gì? 5 Bước xác định chỉ số CPI nhanh nhất
30.08.2022 31295 ungvien
Một nền kinh tế bị xem là lạm phát hay có giảm phát hay không phụ thuộc nhiều vào chỉ số CPI. Nếu bạn thắc mắc không biết CPI là gì thì hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
► CPI là gì?
CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của hàng hóa - dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy thì chỉ số CPI sẽ phản ánh sự thay đổi tương đối về mức giá hàng tiêu dùng theo thời gian và tính bằng phần trăm %.
► CPI đo lường giá cả trong những lĩnh vực nào?
- Nhà ở
- Quần áo
- Thực phẩm và đồ uống
- Giáo dục và truyền thông
- Dịch vụ y tế
- Phương tiện vận chuyển
- Giải trí
- Hàng hóa và dịch vụ khác…
► 5 Bước xác định chỉ số CPI
- Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa
Thông qua các điều tra, nhà nghiên cứu sẽ xác định những hàng hóa - dịch vụ tiêu biểu mà 1 người tiêu dùng điển hình mua để sử dụng.
- Bước 2: Xác định giá cả
Tiến hành thống kê giá cả của các loại mặt hàng - dịch vụ trong giỏ hàng hóa cố định tại mỗi thời điểm.
- Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa - dịch vụ
Lấy giá cả tương ứng với mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa nhân với số lượng và cộng tất cả kết quả lại để có tổng chi phí bằng tiền.
- Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm
Lưu ý là thời kỳ cơ sở sẽ thay đổi trong khoảng thời gian từ 5 - 7 năm
- Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát dựa theo CPI
► Những vấn đề đặt ra khi tính chỉ số CPI
- CPI có khả năng phản ánh mức cao hơn so với thực tế: nếu 1 sản phẩm hay dịch vụ được chọn cho vào giỏ hàng hóa cố định có xu hướng tăng giá nhanh hơn các mặt hàng khác - khi đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng hơn và chuyển sang dùng mặt hàng giá hợp lý khác. Chính vì thế mà chỉ số giá tiêu dùng sẽ được tính cao hơn so với thực tế.
- CPI không thể hiện sự xuất hiện của những mặt hàng mới trên thị trường: vì chỉ sử dụng giỏ hàng hóa cố định nên nếu có mặt hàng mới xuất hiện - sức mua cao thì chỉ số CPI sẽ không phản ánh kịp thời.
- CPI không thể hiện sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa
- CPI không phản ánh chi tiết chỉ số giá tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư (thành thị so với nông thôn)
- CPI không xác định các yếu tố về môi trường và xã hội
- CPI không đo lường được những khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống của người dân
► Ý nghĩa của chỉ số CPI
- Chỉ số CPI phản ánh một cách tương đối xu thế, mức độ biến động giá bán lẻ hàng hóa - dịch vụ của các hộ gia đình nên được sử dụng để theo dõi sự thay đổi về chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng thì mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- CPI là thước đo của lạm phát. Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng sẽ gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Nếu giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Còn trường hợp giá cả sụt giảm do sụt giảm tổng cầu dẫn đến hiện tượng giảm phát - suy thoái kinh tế - thất nghiệp tràn lan.
- Chỉ số giá tiêu dùng cho biết sự thay đổi về giá cả của nền kinh tế quốc gia đối với Chính phủ; đồng thời cung cấp thông tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, người lao động - giúp đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.
- Thông qua tổng hợp về CPI, Chính phủ sẽ đưa ra điều chỉnh về giá cả để phòng tình trạng lạm phát xảy ra.
- CPI được xem là công cụ điều chỉnh đồng đô la Mỹ. Vì được lưu thông tại nhiều nước trên thế giới nên khi giá trị đồng đô la tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc tăng - giảm giá trị đồng đô la được ổn định nhờ chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới. Khi USD tăng thì sức mua đồng tiền này sẽ giảm do giá trị sản phẩm đã tăng cao hơn so với thời điểm cơ sở.
- Chỉ số CPI cũng là cơ sở thực hiện việc điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Từ việc nghiên cứu chi phí sinh hoạt người lao động bỏ ra thông qua chỉ số giá tiêu dùng, Chính phủ sẽ có chính sách điều chỉnh tăng lương phù hợp.
► Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát
Chính vì được xem là công cụ để đo tỷ lệ lạm phát của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định cho nên giữa CPI và lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng là căn cứ để xác định tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Tình trạng lạm phát tăng hay giảm cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia.
- Khi giá cả hàng hóa biến động tăng không kiểm soát - siêu lạm phát thì đồng tiền mất giá, nền kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng.
► Tác động của chỉ số CPI
- Khi CPI tăng: phản ánh giá cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng, điều này sẽ tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, người dân có thu nhập thấp sẽ khó khăn hơn vì chi phí chi tiêu cho sinh hoạt tăng lên.
- Khi CPI giảm: phản ánh giá cả hàng hóa trong giỏ hàng cố định giảm - nếu mức thu nhập của người lao động không đổi thì đời sống của người dân sẽ được nâng cao hơn.
Là chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một nền kinh tế, cho nên việc phân tích - tính toán CPI sẽ đem lại những tác động tích cực cho các doanh nghiệp. Đồng thời cũng giúp người tiêu dùng có sự chuẩn bị trước những thay đổi về giá cả sinh hoạt.
Theo TheBank