Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

13.05.2024 646hongthuy95

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt tương ứng. Bởi một vài biển báo có ký hiệu na ná nhau. Vậy phân biệt và nhận diện từng cặp biển báo có vẻ tương đồng thế nào? Để Vieclamnhamay.vn giúp bạn nhé!

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Tìm hiểu tất tần tật các loại biển báo giao thông đường bộ và ý nghĩa

#Biển phân làn xe oto

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Cùng là biển báo làn đường dành cho xe ô tô nhưng 2 biển báo trên đây mang ý nghĩa khác nhau, với quy định tương ứng khác nhau.

Với ảnh minh họa, cả 2 đều có hình vẽ oto trên đó nhưng 1 biển hiển thị đầu xe, theo chiều dọc - còn 1 biển hiển thị thân xe, theo chiều ngang.

Khi đó, theo quy định, nếu biển báo chỉ có hình đầu xe thì làn đường ấy dành chung cho mọi loại xe oto - còn nếu biển báo hiển thị hình xe quay ngang thì làn đường ấy dành riêng cho 1 loại xe oto tương ứng theo hình vẽ (ảnh trên là làn đường dành riêng cho xe oto con).

#Biển cấm trọng tải xe

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Tuy hình vẽ hoàn toàn khác nhau nhưng cả 2 biển báo trên đều cho ý nghĩa biển báo cấm về trọng tải của xe chuyên chở.

Cụ thể:

Biển số P.106b là biển báo cấm oto tải, máy kéo và xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở được xác định theo đăng kiểm lớn hơn giá trị chữ số được ghi bên trong biển (là chữ số tấn được ghi bằng màu trắng đè lên trên hình vẽ xe). Thông thường, biển báo này sẽ được đặt ở những làn đường nhỏ hay cầu nhỏ phải giới hạn tải trọng để đảm bảo an toàn. Khi đó, ta sẽ không quan tâm đến việc xe đó có chở hàng hay không mà chỉ kiểm tra xem khối lượng của xe trên giấy chứng nhận có vượt quá tải trọng quy định hay không.

Biển P.115 là biển báo cấm các loại xe, cả xe cơ giới và xe thô sơ hay xe được ưu tiên theo quy định mà có trọng lượng toàn bộ tính cho cả xe và hàng đang chở vượt quá trị số được ghi trên biển. Thông thường, biển báo này sẽ được đặt ở những nơi có mặt đường yếu hay cầu yếu .

#Biển cấm xe máy hay xe gắn máy

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Nếu đang nhầm lẫn khái niệm xe máy và xe gắn máy thì khả năng cao bạn sẽ trả lời sai câu hỏi: biển báo nào cho phép xe gắn máy được đi?

Xe máy (hay còn gọi là xe moto) sẽ có dung tích động cơ từ 50 phân khối trở lên, trọng tải xe không vượt quá 400kg và do người từ đủ 18 tuổi trở lên, đồng thời có bằng lái xe hạng A1 trở lên mới được phép điều khiển, sử dụng.

Xe gắn máy sẽ có vận tốc thiết kế tối đa không lớn hơn 50km/h, dung tích động cơ dưới 50 phân khối và do người từ đủ 16 tuổi trở lên sử dụng mà không quy định về bằng lái xe.

Với ảnh minh họa trên, cách phân biệt đơn giản nhất để nhận diện biển báo cấm xe máy hay xe gắn máy chính là biển cấm xe máy thì có người ngồi lái trên xe còn biển cấm xe gắn máy thì không có người.

#Biển cấm rẽ trái hay quay đầu

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Nếu tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ trước 2016 thì biển báo cấm rẽ trái sẽ đồng nghĩa với cấm cả quay đầu xe. Tuy nhiên, từ quy chuẩn 41/2016 quy định này không còn đúng nữa.

Hiện tại, biển báo hiển thị hình ảnh thế nào thì sẽ mang ý nghĩa cấm nội dung như thế. Tức là, nếu gặp biển báo cấm rẽ trái thì xe không được rẽ trái, tuy nhiên vẫn được quay đầu - biển báo cấm quay đầu dĩ nhiên không được quay đầu rồi - còn nếu muốn quy định cấm cả rẽ trái lẫn quay đầu thì sẽ có biển báo cấm gộp cả 2 ý nghĩa như hình minh họa trên.

#Biển báo sử dụng làn đường

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Tương ứng với từng hình vẽ được hiển thị trên biển báo, loại xe chuyên dụng sẽ được phép lưu thông trên làn đường đó.

Với biển R.412 thì chỉ định rõ làn đường dành riêng cho từng loại phương tiện, còn biển R.415 có thể cho phép sử dụng chung làn đường với nhiều loại phương tiện khác nhau.

#Biển báo đường ưu tiên và chú ý xe đỗ

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Nghe tên biển báo thì khác nhau hoàn toàn nhưng hình ảnh minh họa đôi khi dễ gây nhầm lẫn vì khá tương đồng. Bởi cả 2 biển báo này đều có thiết kế là hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng và không có hình vẽ hiển thị nội dung bên trong. Điểm khác nhau duy nhất là chiều quay của tam giác.

Biển W.208 có hình tam giác quay xuống là biển báo giao nhau với đường ưu tiên, được đặt trên đường không ưu tiên để báo trước với bạn rằng xe sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

Biển W.247 có hình tam giác quay lên là biển báo chú ý xe đỗ để cảnh báo có các loại xe oto, xe máy kéo, xe rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-móoc được kéo bởi oto đầu kéo, xe máy chuyên dùng đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy. Biển báo này được đặt cách xe phía trước và phía sau xe theo chiều đi khoảng 5m, đặt trực tiếp trên mặt đường. Nếu là đường 1 chiều thì đặt 1 biển sau xe đỗ. Nếu nhiều xe cùng đỗ thì chỉ đặt biển ở phía trước xe đầu và phía sau xe cuối.

#Biển cửa chui, đường hầm, cầu vồng

phân biệt nhanh 07 biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật
.

Những hình vẽ trên đây khá tương đồng nên dễ gây nhầm lẫn cả 3 đều là biển báo có hầm chui. Tuy nhiên, chúng mang những ý nghĩa khác nhau, với quy định khác nhau.

Biển W.218 là biển báo cửa chui báo trước rằng sắp đến đường có cổng chắn ngang.

Biển W.237 là biển báo cầu vồng được đặt để nhắc nhở lái xe phải điều khiển xe cẩn thận, chú ý quan sát khi đến gần công trình có độ vồng lớn, dễ ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Biển W.240 là biển báo đường hầm để nhắc lái xe chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ, biển này được đặt ở bên phải chiều xe chạy trước khi vào hầm.

Gọi là “dễ nhầm lẫn” thật ra cũng chỉ là cách nhấn mạnh để nhắc nhở lái xe chú ý tìm hiểu và phân biệt - nhận diện nhanh những loại biển báo có điểm tương đồng nhằm lưu thông đúng luật và an toàn, tránh vi phạm luật giao thông dẫn đến phải nộp phạt không mong muốn. Còn lại, đa phần tài có thâm niên đều cho hay họ hiểu rõ và đọc đúng ý nghĩa của từng biển báo trên do đã nhìn quen và luôn học Luật.

Ms. Công nhân

(Tham khảo và biên tập theo VnExpress)

4.1 (621 đánh giá)
Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luậtPhân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30128

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3591

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2271

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6333