Phân biệt phiên dịch với biên dịch – 7 điểm khác nhau cơ bản
06.06.2018 1931 hongthuy95
Phiên dịch và biên dịch là hai lĩnh vực dịch thuật hoàn toàn khác nhau của ngôn ngữ. Vậy bạn có biết sự khác nhau đó là gì? Làm thế nào để phân biệt phiên dịch với biên dịch? Tham khảo bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn nếu vẫn chưa tìm được lời giải…
Bạn đã phân biệt được phiên dịch với biên dịch?
7 điểm khác nhau cơ bản giữa phiên dịch với biên dịch
- Phương tiện truyền đạt
Nếu phiên dịch viên sử dụng ngôn ngữ nói để truyền đạt hàm ý/ thông điệp của người nói đến người nghe, thì biên dịch viên lại sử dụng ngôn ngữ viết để truyền tải thông tin của người viết đến người đọc.
Phiên dịch viên truyền đạt bằng lời nói còn biên dịch viên biểu đạt bằng chữ viết
- Công cụ làm việc chính
Nếu phiên dịch viên dùng lời nói (thông qua miệng) để truyền đạt thông tin thì biên dịch viên lại sử dụng chữ viết (thông qua bàn tay) để biểu đạt mọi thứ.
- Thời gian thực hiện công việc
Trong khi người biên dịch có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ bản dịch, tìm kiếm tài liệu, sự hỗ trợ từ nhiều nguồn như từ điển, phần mềm dịch thuật, công cụ soát lỗi chính tả, bản thuật ngữ chuyên ngành,… từ đó cân nhắc lựa chọn những từ/ cụm từ/ câu văn dịch mang tính chính xác tuyệt đối.
Phiên dịch thì hoàn toàn ngược lại, các phiên dịch viên luôn chịu áp lực rất lớn về mặt thời gian, họ bắt buộc phải nghe thật kỹ những gì người nói nói rồi chuyển đổi ngay lập tức sang ngôn ngữ đích mà không nhận được bất kỳ một sự trợ giúp nào khác ngoài kiến thức, kỹ năng hiện có của bản thân.
Trong khi biên dịch có thời gian chuẩn bị, tìm kiếm tài liệu và sự hỗ trợ từ nhiều nguồn thì phiên dịch phải tiếp nhận ngôn ngữ nguồn và trả lại ngôn ngữ đích gần như ngay lập tức
- Tính chính xác trong kết quả dịch
Dễ dàng nhận thấy độ chính xác trong kết quả biên dịch sẽ cao hơn phiên dịch vì phiên dịch được sử dụng các công cụ hỗ trợ, có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ trong khi phiên dịch thì không. Tuy nhiên, nếu biên dịch yêu cầu cao sự chuẩn xác đến tuyệt đối thì phiên dịch lại chú trọng đến sự nhanh chóng, dễ hiểu trong việc truyền đạt hơn.
- Số lượng thành viên tham gia công việc
Nếu biên dịch có thể có một hoặc nhiều người cùng nhau dịch viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì phiên dịch hầu như chỉ có thể làm việc độc lập một mình.
Các biên dịch viên có thể tập hợp thành nhóm để hoàn thành bản dịch được giao trong khi phiên dịch viên chỉ làm việc độc lập một mình
- Kỹ năng cần trang bị
Nếu phiên dịch viên ưu tiên khả năng nghe-nói tốt, kỹ năng ghi nhớ nhanh, diễn đạt bằng lời mạch lạc, dễ hiểu trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì biên dịch viên lại cần đến khả năng đọc-viết thành thạo, kỹ năng phân tích và biểu đạt bằng ngôn ngữ trôi chảy.
- Tính xã hội hóa
Phiên dịch là nghề mang tính xã hội hóa cao, các phiên dịch viên được tiếp xúc trực tiếp và mở rộng mối quan hệ với nhiều người thông qua lời nói giao tiếp trực tiếp. Ngược lại, biên dịch lại là nghề khép kín, các biên dịch viên thường làm việc trong phòng, với những tập tài liệu bản in được giao trước đó, việc giao tiếp với khách hàng chỉ mang tính chất thông báo đã hoàn thành xong công việc.
Nếu phiên dịch là nghề mang tính xã hội cao thì biên dịch lại là nghề khép kín
Với những thông tin mà Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm thấy những điểm khác nhau cơ bản giữa phiên dịch với biên dịch, từ đó phân biệt rạch ròi hai lĩnh vực dịch thuật này, tránh nhầm lẫn để lựa chọn ngành nghề theo học trong tương lai.
Ms. Công nhân