Phân tích dây chuyền sản xuất trong phân xưởng: Loại hình - Ưu, Nhược điểm - Loại phù hợp

28.04.2023 1493 hongthuy95

Mọi phân xưởng đều hoạt động sản xuất theo dây chuyền để hoàn thành sản phẩm theo đơn hàng. Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố khác nhau mà thiết kế chuyền sao cho phù hợp. Vậy: Có những kiểu dây chuyền sản xuất nào? Ưu, nhược điểm của từng chuyền ra sao? Nên chọn kiểu chuyền nào để sản xuất hiệu quả?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

phân tích dây chuyền sản xuất trong phân xưởng

Dây chuyền sản xuất là gì? 6 bước thiết kế chuyền chi tiết và hiệu quả

Các loại dây chuyền sản xuất phổ biến

Trong sản xuất hàng gia công nói chung, hàng may mặc nói riêng hiện có 2 dạng/loại/kiểu dây chuyền sản xuất cơ bản, là: dây chuyền dọc và dây chuyền cụm.

Cụ thể:

Tiêu chí phân tích

Dây chuyền dọc

Dây chuyền cụm

Khái niệm

Dây chuyền dọc là phương thức sản xuất chạy liên tục, đồng nhất các công đoạn theo sự phân chia công việc riêng biệt, công đoạn sau nối tiếp công việc của công đoạn trước.

Dây chuyền cụm là phương thức sản xuất theo từng nhóm/cụm, với từng loại công việc được phân chia thực hiện cùng một lúc.

Phạm vi áp dụng

Thường áp dụng khi sản lượng mã hàng ít, dây chuyền ngắn, quy trình lắp ráp đơn giản

Thường áp dụng khi sản lượng mã hàng nhiều, sản xuất ổn định trong một thời gian dài

Ưu điểm

- Diễn tiến hợp lý của công đoạn, sản xuất liên tục và đồng nhất, không quay lại

- Thời gian ra chuyền ngắn

- Thời gian làm việc của công nhân gần như nhau, năng suất đều

- Đào tạo công nhân nhanh do chỉ chuyên 1 công đoạn, tay nghề vì thế mà được chuyên môn hóa cao

- Dễ dàng kiểm tra tiến độ sản xuất

- Tiết kiệm thời gian vì tính cân đối, chặt chẽ

- Giảm bớt người điều hành, tiết kiệm thời gian lấy hàng

- Sự vắng mặt (nếu có) của 1 hay nhiều công nhân không làm ngắt quãng quá trình sản xuất của cụm, vì vẫn có người trong cụm đang làm công việc đó

- Luôn có hàng dự trữ cho chuyền

- Tay nghề công nhân cao vì được học và làm nhiều công đoạn

- Máy móc, thiết bị được sử dụng tối đa vì luôn có hàng để sản xuất, không phải chờ đợi

Nhược điểm

- Phải cân đối vị trí làm việc cao

- Bắt buộc phải tuân thủ tuyệt đối quy trình công nghệ

- Bị đứt chuyền hoặc giảm năng suất khi 1 công nhân vắng mặt, cần thợ dự trữ giỏi biết may nhiều công đoạn để "chữa cháy"

- Công nhân dễ nhàm chán dẫn đến giảm hiệu suất do chỉ lặp đi lặp lại 1 công đoạn

- Cần một lượng hàng dự trữ trên chuyền để sản xuất liên tục, tránh ngắt quãng mất thời gian chờ đợi do hiệu suất làm việc của mỗi công nhân không giống nhau

- Khó theo dõi và kiểm tra, kiểm soát số lượng lẫn chất lượng sản phẩm trên chuyền do lượng hàng sản xuất nhiều ở mỗi cụm

- Phải có người đi lấy hàng, phân phát hàng riêng

- Thời gian ra hàng chậm

Nguyên tắc bố trí dây chuyền

- Bố trí máy trong phân xưởng phải được sắp xếp theo trình tự lắp ráp sản phẩm, không để bán thành phẩm, thành phẩm quay lại trong chuyền

- Công nhân lấy chi tiết may phải mở bó kiểm tra có phải cùng 1 bàn không, may xong cũng phải kiểm tra bó lại cẩn thận

- Công đoạn có chủng loại và tính chất giống nhau theo nguyên tắc phải chuyên môn hóa cho từng công nhân

- Công nhân phụ thuộc công việc của nhau từ người này sang người khác nên cần bố trí tốt để đảm bảo chuyền hoạt động thông suốt giữa các công đoạn

- Bố trí công việc phải phù hợp khả năng và tay nghề với từng công nhân để đạt hiệu suất cao nhất

- Bố trí máy trong phân xưởng theo từng nhóm, từng chủng loại

- Công nhân được chia theo nhóm để làm công việc của nhóm, mỗi người có thể làm nhiều công đoạn theo phân công

- Mỗi công nhân trong cụm đều làm việc độc lập, nhóm này độc lập với nhóm kia

- Công nhân nhận sản phẩm từ bó hàng để may, hết bó này đến bó khác

- Phải có chỗ để riêng hàng may của nhóm

 

phân tích dây chuyền sản xuất trong phân xưởng

Hầu hết các phân xưởng hiện bố trí chuyền theo 1 trong 2 kiểu phổ biến, là chuyền dọc hoặc chuyền cụm

Nên chọn kiểu dây chuyền sản xuất nào?

Việc chọn dây chuyền sản xuất để bố trí hoạt động cho chuyền nói riêng và cả phân xưởng nói chung tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như: quy mô phân xưởng, không gian làm việc, số lượng máy móc, số lượng nhân công, sản lượng hàng và đơn hàng, tay nghề công nhân… Do đó, cần cân nhắc ưu - nhược điểm của cả 2 kiểu chuyền, đồng thời tính toán sự phù hợp của việc thiết kế và bố trí chuyền dự định chọn để tìm ra kiểu chuyền đảm bảo hiệu suất làm việc cao nhất. Ngoài ra, có thể bố trí kết hợp cả 2 kiểu chuyền dọc và cụm nếu được.

Ms. Công nhân

(Tham khảo từ Giáo trình thiết kế chuyền)

4.8 (938 đánh giá)
Phân tích dây chuyền sản xuất trong phân xưởng: Loại hình - Ưu, Nhược điểm - Loại phù hợp Phân tích dây chuyền sản xuất trong phân xưởng: Loại hình - Ưu, Nhược điểm - Loại phù hợp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Chiến lược giảm thuế và 08 giải pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu mức thuế phải đóng theo quy định. Chiến lược giảm thuế vì thế mà cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vậy chiến lược giảm...

26.09.2024 90

Trình tự 08 bước xử lý chứng từ kế toán chuẩn nghiệp vụ

Trình tự 08 bước xử lý chứng từ kế toán chuẩn nghiệp vụ

Mọi chứng từ kế toán khi được chuyển giao đến bộ phận kế toán bắt buộc phải được xử lý theo một trình tự nhất định, theo quy định. Vậy trình tự xử lý...

25.09.2024 105

Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì? Điểm tên các chi phí được và không được khấu trừ khi tính thuế TNDN

Khấu trừ thuế doanh nghiệp là gì? Điểm tên các chi phí được và không được k...

Thay vì áp dụng cách tính thuế trực tiếp, nhiều đơn vị chọn phương pháp khấu trừ thuế. Vậy khấu trừ thuế là gì? Khấu trừ thuế DN là gì? Ý nghĩa của kh...

20.09.2024 97

Hệ Thống Giám Sát Bảo Trì là gì? Gọi tên 08 hệ thống giám sát bảo trì hữu hiệu nhất hiện nay

Hệ Thống Giám Sát Bảo Trì là gì? Gọi tên 08 hệ thống giám sát bảo trì hữu h...

Mọi hoạt động muốn hiệu quả và đạt chất lượng thì nhất định phải được giám sát và điều hành chặt chẽ. Trong bảo trì, hệ thống giám sát tốt giúp làm đư...

13.09.2024 117