Preventive Maintenance - PM là gì? Cách lập kế hoạch Preventive Maintenance - PM hiệu quả
16.08.2024 268 hongthuy95
MỤC LỤC
Thay vì đợi đến khi xuất hiện sự cố mới tiến hành kiểm tra và xử lý, bảo trì phòng ngừa mang lại nhiều ích lợi hơn trong tối ưu và quản lý chi phí bảo trì. Preventive Maintenance - PM là một trong những phương pháp bảo trì được đánh giá cao hiện nay. Bạn đã biết Preventive Maintenance - PM là gì? Vai trò của Preventive Maintenance - PM là gì? Cách lập kế hoạch Preventive Maintenance - PM thế nào?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Preventive Maintenance - PM là gì?
Preventive Maintenance - PM dịch sang tiếng Việt có nghĩa là bảo trì phòng ngừa, bảo trì định kỳ - chỉ các hoạt động bảo trì được thực hiện định kỳ, có kế hoạch trước khi sự cố xảy ra để ngăn chặn hỏng hóc và giữ cho thiết bị hoạt động ổn định.
Thông thường, các máy móc, thiết bị có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; hay các máy móc, thiết bị thường xuyên hư hỏng và có tần suất xảy ra sự cố tăng lên theo thời gian thì được xếp vào kế hoạch bảo trì định kỳ.
Xét theo mức độ phức tạp thì phương pháp bảo trì định kỳ/ phòng ngừa này nằm giữa bảo trì sự cố (lỗi xảy đến trong quá trình thiết bị đang chạy) và bảo trì bảo dưỡng.
Vai trò của Preventive Maintenance - PM là gì?
Qua đánh giá, những chi phí phải chi cho bảo trì gián tiếp gây ra bởi máy móc, thiết bị hư hỏng đột ngột, làm thiệt hại về năng suất, tuổi thọ tài sản, mất an toàn lao động cũng như môi trường lao động kém… lớn hơn nhiều so với chi phí bảo trì phòng ngừa vì được phát hiện sớm sự cố tiềm tàng và có phương án ngăn ngừa hỏng hóc xảy đến hiệu quả.
Kết hợp bảo trì dựa trên tình trạng máy và bảo trì định kỳ (PM) chính là giải pháp duy trì hiệu suất hoạt động của thiết bị, gia tăng hiệu quả sản xuất, kéo dài tuổi thọ của máy móc, tối ưu chi phí bảo trì, giảm downtime do sự cố.
Lợi ích của Preventive Maintenance - PM là gì?
Khi thực hành đúng cách, Preventive Maintenance - PM sẽ giúp:
- Ngăn ngừa hầu hết các vấn đề hỏng hóc lớn, từ đó giảm thời gian chết do ngừng máy đột ngột, giảm chi phí thay thế phụ tùng, phụ kiện, chi phí bảo trì khi máy hỏng
- Đảm bảo thiết bị, máy móc luôn trong tình trạng hoạt động tốt và ổn định, không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, từ đó duy trì sản xuất liên tục và hiệu quả cao
- Kéo dài tuổi thọ của máy móc, thiết bị và các phụ tùng, phụ kiện thay thế có liên quan
Phân loại Preventive Maintenance - PM thế nào?
Bao gồm:
+ Bảo trì định kỳ theo thời gian
Là bảo trì định kỳ được xác lập theo chu kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm…), dựa trên các tài liệu kỹ thuật và kinh nghiệm sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị.
+ Bảo trì định kỳ theo thời gian chạy máy
Là bảo trì định kỳ được xác lập theo thời gian chạy máy, ví dụ bảo trì ô tô khi xe chạy khoàng 10.000km
Các hoạt động trong Preventive Maintenance - PM là gì?
Bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ: thực hiện các kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn
- Bảo trì và thay thế linh kiện: thay thế các bộ phận hoặc linh kiện có thể bị mòn hoặc hỏng hóc theo thời gian
- Dọn dẹp và bảo dưỡng: làm sạch thiết bị và bảo dưỡng các bộ phận để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Ghi chép và phân tích dữ liệu: theo dõi hiệu suất và tình trạng của thiết bị để phát hiện xu hướng và lập kế hoạch bảo trì phù hợp.
Cách lập kế hoạch Preventive Maintenance - PM hiệu quả
Lập kế hoạch bảo trì định kỳ (Preventive Maintenance - PM) là một quá trình quan trọng để đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và giảm thiểu sự cố. Dưới đây là các bước cơ bản để lập kế hoạch PM:
+ Xác định thiết bị cần bảo trì
- Liệt kê tất cả các thiết bị, máy móc trong nhà máy hoặc cơ sở sản xuất
- Đánh giá tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của từng thiết bị đến quy trình sản xuất
+ Phân tích lịch sử bảo trì
- Xem xét lịch sử bảo trì và sửa chữa của từng thiết bị để xác định các vấn đề thường gặp và thời gian ngừng hoạt động
- Ghi nhận các hoạt động bảo trì đã thực hiện và hiệu quả của chúng
+ Xác định tần suất bảo trì
- Dựa trên dữ liệu lịch sử và khuyến nghị của nhà sản xuất, xác định tần suất bảo trì cho từng thiết bị: hàng ngày/tuần/tháng/năm.
- Tần suất có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng và điều kiện hoạt động của thiết bị.
+ Lập danh sách các hoạt động bảo trì
- Xác định các hoạt động cụ thể cần thực hiện cho từng thiết bị, bao gồm kiểm tra, thay thế linh kiện, làm sạch, bôi trơn…
- Đảm bảo rằng các hoạt động này được ghi rõ và dễ hiểu.
+ Phân công trách nhiệm
- Chỉ định nhân viên hoặc nhóm nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động bảo trì.
- Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ bảo trì được giao.
+ Lập lịch bảo trì
- Tạo một lịch trình bảo trì chi tiết, bao gồm ngày, thời gian và các hoạt động cụ thể cho từng thiết bị.
- Sử dụng phần mềm quản lý bảo trì nếu có để theo dõi tiến độ và nhắc nhở.
+ Theo dõi và đánh giá
- Theo dõi hiệu quả của các hoạt động bảo trì và ghi nhận kết quả.
- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch bảo trì nếu cần thiết dựa trên dữ liệu thu thập được.
+ Cập nhật kế hoạch
- Thường xuyên xem xét và cập nhật kế hoạch bảo trì để phản ánh thay đổi trong quy trình sản xuất, công nghệ mới hoặc các vấn đề phát sinh
Bằng cách thực hiện các bước trên, bạn có thể lập kế hoạch Preventive Maintenance - PM hiệu quả, giúp tăng cường độ tin cậy của thiết bị, gia tăng hiệu suất sản xuất, giảm thời gian ngừng hoạt động.
Hy vọng những chia sẻ về Preventive Maintenance - PM là gì hay vai trò - lợi ích của Preventive Maintenance - PM là gì, cách lập kế hoạch Preventive Maintenance - PM thế nào… sẽ hữu ích với bạn.
Ms. Công nhân