Condition-Based Maintenance (CBM) là gì? Quy trì bảo trì CBM chuẩn
13.08.2024 228 hongthuy95
MỤC LỤC
Thêm một phương pháp bảo trì nữa được đưa ra và khuyến cáo áp dụng vào thực tế kế hoạch bảo trì của nhiều doanh nghiệp đó là Condition-Based Maintenance (CBM). Vậy bạn có biết Condition-Based Maintenance (CBM) là gì? Ích lợi khi chọn Condition-Based Maintenance (CBM) là gì? Cách ứng dụng Condition-Based Maintenance (CBM) vào hoạt động bảo trì thế nào?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!
Condition-Based Maintenance (CBM) là gì?
Condition-Based Maintenance (CBM) dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Bảo trì dựa trên tình trạng. Đây là phương pháp bảo trì dựa trên giám sát và đánh giá trạng thái hoạt động thực tế của thiết bị, hệ thống để quyết định thời điểm thực hiện bảo trì phù hợp và hiệu quả nhất.
Cơ chế làm việc theo phương pháp CBM là gì?
Thay vì thực hiện bảo trì theo lịch trình cố định (thời gian hoặc số lượng hoạt động), CBM sử dụng các cảm biến và công nghệ giám sát để theo dõi tình trạng của thiết bị trong thời gian thực. Dựa trên dữ liệu thu thập được, các quyết định bảo trì sẽ được đưa ra khi thiết bị thực sự cần được bảo trì, từ đó giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime).
CBM quy định chỉ nên thực hiện bảo trì khi các chỉ số KPIs cụ thể cho thấy hiệu suất hoạt động đang giảm hoặc có lỗi sắp xảy ra.
Thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng theo phương pháp CBM giúp doanh nghiệp đánh giá được tình trạng vận hành của thiết bị hoặc hệ thống một cách khoa học, phát hiện sớm các khiếm khuyết tiềm tàng để kịp thời lên phương án xử lý phù hợp và hiệu quả nhất.
Ích lợi khi chọn Condition-Based Maintenance (CBM) là gì?
Qua đánh giá thực tế, việc áp dụng phương pháo bảo trì dựa trên tình trạng mang lại những ích lợi sau đây:
- Tiết kiệm chi phí: Giảm thiểu chi phí bảo trì không cần thiết và giảm thời gian ngừng hoạt động
- Tăng cường độ tin cậy: Bảo trì khi cần thiết giúp duy trì hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị
- Tối ưu hóa tài nguyên: Giúp phân bổ nguồn lực bảo trì một cách hiệu quả hơn, trong khi hệ thống vẫn có thể đang hoạt động theo kế hoạch => từ đó giữ được nhịp độ sản xuất ở mức cao mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí bảo trì
- Ngăn ngừa sự cố, kéo dài tuổi thọ, nâng cao độ tin cậy cho tài sản
Quy trình thực hiện Condition-Based Maintenance (CBM)
Các kỹ sư tiến hành nghiêm chỉnh các công việc sau đây:
+ Xác định mục tiêu và phạm vi bảo trì
- Đặt ra các mục tiêu cụ thể cho phương pháp CBM, như: giảm downtime, tối ưu hóa chi phí bảo trì
- Xác định các thiết bị, hệ thống sẽ được áp dụng phương pháp CBM
+ Xác định các tiêu chuẩn cơ bản
Là những tiêu chuẩn cơ bản nhất mà thiết bị hay hệ thống cần phải tuân theo, như: nhiệt độ, áp suất, tốc độ quay… để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cung cấp cơ sở cho việc so sánh với các dữ liệu thực tế về sau.
+ Cài đặt cảm biến để theo dõi tình trạng
- Cài đặt cảm biến và thiết bị giám sát phù hợp để đảm bảo thu thập liên tục, đầy đủ và chính xác thông tin về tình trạng của thiết bị, hệ thống.
- Cảm biến đó có thể đo được nhiệt độ, áp suất, rung động hay thông số quan trọng khác…
+ Thu thập thông tin và giám sát dữ liệu
- Quá trình thu thập thông tin và giám sát dữ liệu được bắt đầu ngay sau khi cảm biến được cài đặt.
- Các dữ liệu về tình trạng của thiết bị hoặc hệ thống được ghi lại và theo dõi liên tục bằng công nghệ tự động hay thủ công bởi người.
+ Xác định bất thường của dữ liệu
- Dữ liệu thu thập được sẽ mang ra so sánh với các tiêu chuẩn cơ bản đã xác định ở bước 1 và 2.
- Trường hợp dữ liệu đó thể hiện sự bất thường hoặc biến đổi so với tiêu chuẩn thì có nghĩa là thiết bị hoặc hệ thống đang gặp vấn đề hay có nguy cơ hỏng hóc, xảy ra sự cố… và dĩ nhiên, cần được kiểm tra kỹ lưỡng để có phương án xử lý phù hợp và hiệu quả.
+ Xếp hạng công việc bảo trì
- Tiến hành đánh giá và sắp xếp thứ tự các công việc sẽ được thực hiện trong kế hoạch bảo trì, công việc nào quan trọng nhất cần phải xử lý ngay để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của bảo trì.
- Một vài công việc bảo trì cần thực hiện như: thay thế linh kiện, làm sạch động cơ, hiệu chỉnh công năng…
- Xác định các nguồn lực cần thiết, như: nhân lực, vật tư, thiết bị… cho hoạt động bảo trì.
+ Tiến hành bảo trì theo phương pháp CBM
- Cuối cùng, công việc bảo trì CBM được thực hiện dựa trên quyết định xếp hạng ở bước 6 và kế hoạch bảo trì đã lập
- Đảm bảo rằng thiết bị hoặc hệ thống hoạt động trong tình trạng an toàn và hiệu quả nhất.
+ Theo dõi và đánh giá
- Sau khi thực hiện bảo trì CBM, tiếp tục theo dõi tình trạng của thiết bị để đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo trì.
- Ghi nhận và phân tích dữ liệu để cải thiện quy trình CBM trong tương lai.
+ Cải tiến liên tục
- Dựa trên các đánh giá và phản hồi, thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa quy trình CBM.
- Cập nhật công nghệ và phương pháp phân tích để nâng cao hiệu quả của chương trình CBM.
Quy trình này giúp đảm bảo rằng các hoạt động bảo trì được thực hiện một cách hiệu quả và tiết kiệm, đồng thời duy trì hiệu suất tối ưu cho các thiết bị và hệ thống.
Hy vọng những chia sẻ của Vieclamnhamay.vn trên đây đã giúp bạn hiểu chính xác Condition-Based Maintenance (CBM) là gì – vai trò và ích lợi của CBM là gì – quy trình thực hiện CBM ra sao… từ đó ứng dụng có hiệu quả vào kế hoạch bảo trì thiết bị hoặc hệ thống tại doanh nghiệp.
Ms. Công nhân