Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần quan tâm

15.06.2023 435 doantrangbc

Hàng hóa xuất khẩu ngoài việc đảm bảo về mặt chất lượng còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đóng gói hiện hành. Sau đây Vieclamnhamay.vn chia sẻ về quy cách đóng gói đối với hàng hóa xuất khẩu mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần quan tâm


Đóng gói hàng hóa là một trong những bước quan trọng trong quy trình vận hành của các doanh nghiệp sản xuất hay logistic, đặc biệt là đối với hàng hóa xuất khẩu. 

Quy cách đóng gói hàng hóa là gì?

Quy cách đóng gói hàng hóa là những yêu cầu, quy chuẩn đóng gói được đưa ra dựa theo đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể tác động đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. 

Mỗi một loại hàng hóa sẽ có quy cách đóng gói phù hợp, những quy cách này thường do nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đưa ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quy cách đóng gói còn phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến an toàn, bảo vệ môi trường và vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc đóng gói hàng hóa để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Tại sao phải đóng gói theo tiêu chuẩn hàng xuất khẩu?

Đóng gói hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu là điều kiện bắt buộc để hàng hóa được phép xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Việc tuân thủ quy cách mang lại những lợi ích như:

- Hạn chế các tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

- Việc bốc dỡ và sắp xếp kiện hàng được diễn ra nhanh chóng, an toàn, đảm bảo hiệu quả nhất.

- Tiết kiệm không gian chứa đựng bưu kiện và cả chi phí vận chuyển đi kèm.

- Đóng gói sản phẩm bằng vật liệu chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho sản phẩm khi vận chuyển, đáp ứng các quy định của các quốc gia nhập khẩu, và giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Xem thêm: Những rủi ro thường gặp trong vận chuyển hàng hóa 

Quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Thông thường hàng hóa xuất khẩu sẽ có những quy định đóng gói khác nhau theo tiêu chuẩn của từng quốc gia, khu vực nhập khẩu hàng hóa. Trong đó sẽ có những quy định chung như sau:

- Tất cả các loại hàng hóa được mang đi xuất khẩu được đóng gói trong thùng có kích thước, chất liệu đóng gói phù hợp, có lót thêm xốp, giấy chống va đập đi kèm.

- Thùng chứa hàng hóa hoặc màng bọc phải được khử trùng kỹ lưỡng trước khi đóng gói, được tối ưu hóa với diện tích xe.

- Hàng hóa phải được cố định chắc chắn, đảm bảo không bị xê dịch, di chuyển trong quá trình vận chuyển.

- Bưu kiện trước khi vận chuyển phải được niêm phong chắc chắn bởi giấy niêm phong, băng dính, màng PE.

- Quy cách đóng gói sẽ thay đổi phù hợp với từng loại hàng hóa. Đặc biệt đối với hàng hóa dễ vỡ,dễ bị ẩm ướt, hàng hóa là chất lỏng, … cần được dán cảnh báo ngoài thùng hàng.

- Trên mỗi một lô hàng được gửi đi nước ngoài phải ghi đầy đủ địa chỉ, cách thức liên lạc, tên người nhận, người gửi để tránh thất lạc.

Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần quan tâm


Quy định về bao bì khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Trong các tiêu chí đóng gói hàng hóa thì bao bì là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Việc sử dụng chất liệu, kích thước phù hợp được quy định rất nghiêm ngặt bởi các nước.

 Bao bì đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn từng  hình thức vận chuyển: máy bay, tàu biển, container nội địa,…Ngoài ra, cũng cần đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển đường biển, đường hàng không cũng như đường bộ. Thùng giấy có kích thước phù hợp để dễ dàng lưu kho bãi, trên pallet hoặc trong container vận chuyển, bảo quản hàng hóa. 

Quy cách đóng gói hàng hóa một số mặt hàng thông dụng

Đối với hàng điện tử

Các sản phẩm công nghệ như máy tính, tivi, điện thoại hay các linh kiện điện tử,… rất dễ hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm, nhiệt cao. Vì vậy, để hạn chế vấn đề xảy ra, khi đóng gói các mặt hàng này phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp,…Dùng băng keo để cố định hàng hóa. 

Đối với đồ bằng gốm sứ, thủy tinh

Đây là các mặt hàng dễ vỡ nên cần sử dụng nhiều lớp túi bọc khí ở mọi góc cạnh và đóng gói bên ngoài bằng carton để đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển.

Đối với hàng hóa mỹ phẩm

Các mỹ phẩm thường gặp phải tình trạng mỹ phẩm chảy ra bên ngoài do va đập trong quá trình vận chuyển. Vì vậy cần sử dụng các vật liệu chống va đập, túi hơi để lấp đầy các khoảng trống trong hộp, giảm thiểu tối đa những tổn thất cho hàng hóa.

Đối với hàng hóa giày dép, quần áo

Các mặt hàng này thường ít bị các tác động vật lý mà chủ yếu cần quan tâm đến các yếu tố môi trường như ẩm ướt, nhiệt độ cao. Hơn nữa, các mặt hàng này thường có bao bì sẵn của xưởng sản xuất nên chỉ cần sử dụng các túi nilon và dùng băng keo để bọc kín gói hàng là được.

Đối với các loại máy móc có kích thước và trọng lượng lớn

Do đặc thù về hình dáng và cấu tạo lớn nên các sản phẩm máy móc thường được đóng gói bằng các hộp, thùng gỗ lớn. Thùng hay hộp gỗ có ưu điểm là khá linh hoạt trong việc lựa chọn kích thước tùy chỉnh theo máy móc. Không những thế việc sử dụng thùng gỗ cũng mang lại khả năng xếp chồng và bảo vệ hàng hóa được tối ưu nhất có thể.

Máy móc sẽ được bọc một lớp màng bọc trước khi được đóng vào thùng hay hộp gỗ. Ngoài ra, để đảm bảo cho hàng hóa không bị hư hỏng thì sau khi đóng thùng gỗ thì doanh nghiệp nên tiến hành hun trùng.

Trên đây là những thông tin chung về đóng gói đối với hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra, mỗi khu vực, quốc gia khác nhau sẽ có những quy định, điều kiện riêng để cho phép hàng hóa có mặt tại đất nước họ. Vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi, tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi muốn hàng hóa xâm nhập vào một hị trường nào đó.

Bản mô tả công việc nhân viên đóng gói hàng hóa và Mức lương hiện nay 

Ms. Công nhân

4.2 (402 đánh giá)
Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần quan tâm Quy cách đóng gói hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần quan tâm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Sổ quản lý lao động và 6 điều Doanh nghiệp cần biết để tránh bị phạt

Doanh nghiệp (DN) triển khai tuyển dụng và tổ chức sản xuất - kinh doanh theo luật định đều phải tạo sổ quản lý lao động. Vậy sổ quản lý lao động là g...

14.03.2024 223

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

ESG là gì? Tips tăng chỉ số ESG cho nhà máy, xí nghiệp

Sản xuất, kinh doanh gắn với sự phát triển bền vững và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà đầu tư cũng dựa vào yếu...

05.03.2024 146

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Tại sao phần lớn công nhân trẻ không muốn gắn bó với nhà máy?

Việt Nam nổi tiếng có nguồn lao động dồi dào, rẻ, trẻ và khỏe. Các doanh nghiệp từ đó mà dễ dàng trong khâu thu hút và tuyển dụng đối tượng lao động đ...

23.02.2024 396

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Tăng lương, duy trì thưởng Tết để giữ lao động dù đơn hàng giảm

Đó là cam kết của một số công ty trong nỗ lực duy trì sản xuất - giữ chân lao động ở giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Được biết, những doanh nghiệp...

18.12.2023 407