Sổ BHXH và 9 điều công nhân cần biết để không mất quyền lợi
04.06.2021 4365 hongthuy95
MỤC LỤC
- ♦ Sổ BHXH là gì?
- ♦ 1 Công nhân được cấp bao nhiêu sổ BHXH?
- ♦ Làm thế nào để biết mã số BHXH?
- ♦ Ai giữ sổ BHXH của công nhân?
- ♦ Làm thế nào để được cấp sổ BHXH?
- ♦ Chuyển việc thì có đổi sổ BHXH không?
- ♦ Mất/ Hỏng sổ BHXH có được cấp mới không?
- ♦ Thay đổi thông tin cá nhân có cần đổi sổ BHXH không?
- ♦ Làm gì khi có nhiều sổ BHXH?
Người lao động tham gia đóng BHXH sẽ được cấp Sổ BHXH. Vậy Sổ BHXH là gì? Những thông tin nào có trong sổ BHXH? 1 công nhân được cấp bao nhiều sổ BHXH? Mất sổ BHXH có được cấp mới không?... Nếu chưa có nhiều thông tin, để Tuyencongnhan.vn giúp bạn giải đáp!
♦ Sổ BHXH là gì?
Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là loại sổ được cấp cho mỗi một cá nhân lao động, trong đó ghi chép chính xác và đầy đủ quá trình đóng - hưởng các chế độ BHXH tương ứng của họ; làm căn cứ giải quyết các chế độ BHXH của người lao động khi cần, như: Trợ cấp thất nghiệp, Thai sản, Hưu trí…
♦ 1 Công nhân được cấp bao nhiêu sổ BHXH?
Luật BHXH quy định 1 người lao động được cấp và tự quản lý, bảo quản 01 sổ BHXH duy nhất, của chính mình. Như vậy, một 1 công nhân tham gia BHXH bắt buộc sẽ chỉ được cấp 1 sổ BHXH với các nội dung liên quan, tương ứng với 1 mã số BHXH cố định để định danh và tra cứu, truy xuất thông tin khi cần. Mã số này được in đậm trên trang bìa sổ BHXH.
Tuy nhiên, có trường hợp NLĐ sở hữu nhiều hơn 1 sổ BHXH vì đi làm ở nhiều nơi, có tham gia BHXH nhưng khai báo thiếu trung thực dẫn đến lập nhiều sổ.
♦ Làm thế nào để biết mã số BHXH?
Nhiều công nhân tỏ ra lúng túng khi cần tìm mã số BHXH cung cấp thông tin khi cần. Nó ở đâu? Làm sao để biết?
Có 3 cách để biết được mã số BHXH của mình. Đó là:
- Xem trên bìa sổ BHXH, ngay dưới Tên người sở hữu sổ, tại phần “số” là một dãy 10 số tự nhiên
- Xem trên thẻ BHYT, ô thứ 4, cũng là 1 dãy 10 số tự nhiên
- Tra cứu trực tuyến trên website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (tham khảo hướng dẫn chi tiết: Tại đây!)
♦ Ai giữ sổ BHXH của công nhân?
Chính công nhân, người lao động sẽ quản lý và bảo quản sổ BHXH cá nhân của mình. Trường hợp cần chốt sổ để hưởng chế độ theo quyền lợi, công nhân mang sổ BHXH đến nơi làm việc và đề nghị được hỗ trợ giải quyết nguyện vọng tương ứng hợp pháp theo Luật.
Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ giữ giúp người lao động vì lo ngại bị thất lạc hay hư hỏng, rách, mất/ mờ số vì bảo quản sai cách; đồng thời, điều này khiến việc hoàn tất các thủ tục hưởng chế độ khi cần cho người lao động sẽ nhanh và thuận tiện hơn.
♦ Làm thế nào để được cấp sổ BHXH?
- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động cho NSDLĐ cần cung cấp:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu)
+ Giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có)
- NSDLĐ sẽ tập hợp hồ sơ từ NLĐ và hoàn thiện hồ sơ gồm:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (theo mẫu)
+ Danh sách NLĐ tham gia BHXH, BHYT, BHTN (theo mẫu)
+ Bảng kê thông tin (theo mẫu)
- Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và nộp về cơ quan BHXH
- Doanh nghiệp đến nhận sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ sau 5 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ đăng ký tham gia BHXH.
♦ Chuyển việc thì có đổi sổ BHXH không?
NLĐ nghỉ việc tại đơn vị cũ cần chốt và trả sổ BHXH (nếu giữ) tại đó trước khi đăng ký đóng tiếp BHXH ở chỗ làm mới. Sổ, mã số BHXH sẽ được giữ nguyên và duy trì đóng tiếp cho NLĐ, chỉ cần cung cấp thông tin vào tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT tại đơn vị hiện đang công tác là được.
♦ Mất/ Hỏng sổ BHXH có được cấp mới không?
Không giống như tình huống chuyển sang chỗ làm mới, khi không may làm mất/ hỏng sổ BHXH, NLĐ cần đề nghị cấp lại sổ mới (gồm bìa và tờ rời) theo hướng dẫn của Luật.
♦ Thay đổi thông tin cá nhân có cần đổi sổ BHXH không?
Trường hợp NLĐ muốn/ cần thay đổi một số thông tin cá nhân như họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới tính; quốc tịch… thì cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin sổ BHXH theo luật tại cơ quan BHXH và được cấp lại sổ sau đó.
♦ Làm gì khi có nhiều sổ BHXH?
Như đã đề cập ở trên, 1 NLĐ có thể có nhiều hơn 1 sổ BHXH vì:
- Đi làm và đóng BHXH ở công ty A rồi nghỉ nhưng không chốt sổ để nhận lại sổ. Sau đó, đi làm tại công ty B và đăng ký làm sổ BHXH mới nhưng không kê khai rằng đã từng mở sổ trước đó
- Đi làm tại nhiều nơi và đóng BHXH tương ứng ở mỗi nơi với thời gian đóng trùng nhau.
Giải quyết thế nào?
>Nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng nhau:
Trường hợp NLĐ đóng trùng BHXH do tham gia đóng nhiều hơn 1 sổ thì sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả lại số tiền BHXH đã đóng thừa (cả của NLĐ và NSDLĐ), sau đó tiến hành gộp sổ để phục vụ cho việc theo dõi quá trình đóng và giải quyết quyền lợi liên quan.
>Nhiều sổ BHXH có thời gian đóng không trùng nhau:
Trường hợp này thường do NLĐ thay đổi nơi làm việc nhưng không chốt sổ và thực hiện đóng tiếp theo quy định mà mở mới sổ BHXH khác. Lúc này, cơ quan BHXH sẽ thu hồi sổ cũ rồi tiến hành gộp - cấp sổ mới để tổng hợp tổng thời gian đóng BHXH cho NLĐ, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Sổ BHXH được xem là “của để dành” của NLĐ khi hiển thị quá trình đóng và hưởng các chế độ tương ứng theo quyền lợi. Do đó, cần thiết nên tham gia BHXH để được cấp sổ - nhận, giữ, quản lý và bảo quản sổ cẩn thận tránh tình trạng mất, hỏng - thường xuyên tra cứu sổ BHXH để kiểm tra xem quá trình đóng có tương ứng với thời gian làm việc…
Ms. Công nhân
(Tổng hợp)