Tai nạn hàng hải là gì? 8 điều cần biết về tai nạn hàng hải
27.12.2022 810 thanhphuongthaobctt
MỤC LỤC
- Tai nạn hàng hải là gì?
- Những loại tai nạn hàng hải phổ biến hiện nay
- Những giải pháp phòng ngừa tai nạn hàng hải
- Khi nào tai nạn hàng hải sẽ được điều tra?
- Những người có thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
- Những thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải
- Thời gian thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
- Quá trình thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
Tai nạn hàng hải là sự kiện gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhân viên làm việc như chết người, mất tích, bị thương, làm tàu biển đâm vào, hư hỏng nghiêm trọng, làm cho tàu biển mất tích, cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động, hư hỏng kết cấu,... Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết “tai nạn hàng hải là gì?” và các vấn đề xoay quanh khác. Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ hơn nhé.
Tai nạn hàng hải là sự việc xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bên liên quan đến tàu biển cũng như nhân sự làm việc cho. Vì thế, hiểu khái niệm “tai nạn hàng hải là gì?” giúp nhân viên hạn chế nguy cơ phát sinh rủi ro và phòng tránh sự kiện đáng tiếc này một cách tốt hơn.
Tai nạn hàng hải là gì?
Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định, tai nạn hàng hải là một trong những sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển, gây ra các thiệt hại nghiêm trọng như: Làm chết người, tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động, hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tai nạn hàng hải sẽ không bao gồm những hành vi cố ý gây ra thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu, hạ tầng hàng hải, môi trường,...
Những loại tai nạn hàng hải phổ biến hiện nay
Theo điều 4, thông tư 01/2020/TT-BGTVT, tai nạn hàng hải sẽ bao gồm những loại như sau:
- Tai nạn đặc biệt nghiêm trọng là những tai nạn gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cụ thể như: Gây chết người, mất tích người, làm tàu biển bị chìm, đắm hoặc mất tích, tràn ra môi trường hơn 100 tấn dầu trở lên hoặc 50 tấn hóa chất độc hại trở lên, làm ngưng trệ giao thông xuất hiện trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên,...
- Tai nạn nghiêm trọng là các tai nạn không thuộc phạm vi tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và gây ra những thiệt hại đáng kể như sau: Tàu bị cháy nổ, mắc cạn 12 giờ, làm hư hỏng kết cấu, ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu; tràn ra môi trường từ 20 tấn dầu đến dưới 100 tấn dầu hoặc từ 10 tấn - 50 tấn hóa chất độc hại trở lên; Làm ngưng trệ giao thông xuất hiện trên luồng hàng hải từ 1 - 2 ngày.
- Tai nạn ít nghiêm trọng là những tai nạn không thuộc tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng.
Những giải pháp phòng ngừa tai nạn hàng hải
Theo quy định của pháp luật điều 71, bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, quy định như sau: Tại đây.
Khi nào tai nạn hàng hải sẽ được điều tra?
Điều tra tai nạn hàng hải là việc tìm hiểu, xác minh những điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân, khả năng gây ra các tai nạn hàng hải nhằm đưa ra biện pháp phòng tránh và hạn chế những tai nạn tương tự. Việc điều tra tai nạn hàng hải sẽ không thể tìm ra được trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp luật của những bên, đồng thời phải đòi hỏi được thực hiện đúng quy định, kịp thời, nhanh chóng, chính xác và khách quan.
Theo điều 11, thông tư 01/2020/TT-BGTVT, những trường hợp cần thực hiện điều tra tai nạn hàng hải cụ thể như sau:
- Tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần được điều tra.
- Những tai nạn có tính chất ít nghiêm trọng hơn có thể được điều tra bởi quyết định từ Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Nếu không điều tra, Cảng vụ hàng hải phải báo cáo với Cục hàng hải Việt Nam.
Những người có thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải
Những người có thẩm quyền điều tra tai nạn hàng hải phải kể đến như sau: Tại đây.
Những thỏa thuận điều tra tai nạn hàng hải
Một số thỏa thuận Cục hàng hải Việt Nam sẽ thực hiện khi điều tra tai nạn hàng hải, cụ thể như sau:
- Ở những vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài, Cục hàng hải Việt Nam sẽ thỏa thuận với Chính quyền hàng hải của những quốc gia mà tàu đang mang cờ về việc điều tra tai nạn hàng hải phù hợp cùng những điều kiện thực tế, hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tai nạn hàng hải.
- Ở những vụ tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam ở nước ngoài, Cục hàng hải Việt Nam thỏa thuận với Chính quyền của quốc gia mang tàu về việc điều tra hàng hải phù hợp với những điều kiện thực tế, hoàn cảnh, địa điểm đang có tai nạn hàng hải.
- Nếu không thể thỏa thuận với quốc gia đang mang cờ, quốc gia ven biển, tai nạn hàng hải sẽ được thực hiện điều tra theo quy định của thông tư này.
Thời gian thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
Theo điều 16 Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về thời gian điều tra tai nạn hàng hải, cụ thể như sau:
- Với tai nạn hàng hải thực hiện trong vùng không quá 60 ngày, kể từ khi tai nạn hàng hải xảy ra, với tai nạn hàng hải xảy ra ở ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian thực hiện không quá 60 ngày, kể từ khi thực hiện điều tra tai nạn hàng hải.
- Ở các trường hợp phức tạp hơn, việc điều tra tai nạn hàng hải không thể thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều này, ở cơ sở điều xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam đưa ra những xem xét, nhận định để gia hạn thời gian tiến hành điều tra về việc tai nạn hàng hải.
Quá trình thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
Quá trình thực hiện điều tra tai nạn hàng hải gồm các công đoạn cụ thể như sau:
- Thành lập tổ điều tra tai nạn hàng hải
- Xây dựng kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải
- Làm dự toán kinh phí thực hiện điều tra tai nạn hàng hải
- Thông báo những bên liên quan đến việc tiến hành thực hiện điều tra
- Thực hiện phỏng vấn các thuyền viên, nhân chứng rồi tổng hợp các thông tin thu thập được. Cần thiết có thể kiểm tra, phỏng vấn bổ sung để làm rõ nghi vấn.
- Căn cứ theo quy định pháp luật hàng hải, hãy tiến hành phân tích những thông tin thu thập được, kể cả những kết luận giám định vật mẫu, vết tích liên quan đến các tai nạn hàng hải.
- Thực hiện dự thảo báo cáo điều tra tai nạn hàng hải gửi các bên liên quan góp ý dựa theo quy định tại điều 18 của thông tư này.
- Công bố báo cáo điều tra tai nạn hàng hải.
Trên đây là khái niệm “tai nạn hàng hải là gì?” cùng những vấn đề liên quan khác, hy vọng rằng bài viết này cung cấp kiến thức tổng quan hữu ích cho bạn trong quá trình làm việc, góp phần giải quyết hiệu quả sự cố phát sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Ms. Công nhân (Tổng hợp)