Tăng lương cơ sở và 17 tác động lợi - hại cho NLĐ

03.07.2023 364 hongthuy95

Từ 1/7/2023, lương cơ sở bắt đầu áp dụng mức tăng mới. Theo đó, rất nhiều quy định về chế độ quyền lợi, chủ yếu là các mức đóng - hưởng các khoản BHXH, trợ cấp, phụ cấp đối với NLĐ sẽ tăng theo, đi kèm với đó là những lợi - hại hiển hiện khiến họ vui - buồn xen lẫn…

tăng lương cơ sở và 17 tác động lợi - hại cho nlđ

Tăng lương cơ sở lên mức 1.8 triệu đồng/tháng từ 1/7

Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, áp dụng từ 1/7/2023. Việc tăng lương cơ sở khiến mức lương của các cán bộ, công chức, viên chức áp dụng tăng trực tiếp. Bên cạnh đó, NLĐ làm việc theo HĐLĐ tuy không được áp dụng tăng lương (do lương của NLĐ đa số đều chịu ảnh hưởng bởi mức lương tối thiểu vùng) nhưng cũng tác động đáng kể đến nhiều chế độ, quyền lợi hiện có.

Được biết, lương cơ sở là mức lương chuẩn, dùng làm căn cứ tính lương hàng tháng cho các đối tượng lao động là công nhân, viên chức, công chức nhà nước, đồng thời cũng làm căn cứ tính mức đóng - hưởng của các chế độ BHXH, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho NLĐ làm việc theo HĐLĐ tại các DN.

Tăng lương cơ sở ảnh hưởng lợi - hại thế nào đến NLĐ?

Khá nhiều quy định về các mức đóng, mức hưởng liên quan đến quyền lợi của NLĐ căn cứ tính theo mức lương cơ sở. Theo đó, việc tăng mức lương cơ sở khiến các mức đóng liên quan tăng lên, trong khi mức lương thực nhận mỗi tháng không đổi dẫn đến thu nhập nhận về mỗi tháng vì thế mà có thể bị giảm đi. Ngược lại, tăng lương cơ sở giúp các mức hưởng liên quan tăng lên, nghĩa là các khoản trợ cấp của NLĐ cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Cụ thể:

+ Tăng mức đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN

- Tăng mức đóng BHXH bắt buộc tối đa

Theo quy định, NLĐ hàng tháng phải trích 8% mức lương đăng ký đóng BHXH và mức đóng tối đa không vượt quá 20 tháng lương cơ sở. Nghĩa là, nếu lương NLĐ cao hơn hoặc bằng 20 tháng lương cơ sở thì việc tăng lương cơ sở khiến khoản tiền trích từ lương đóng BHXH bắt buộc sẽ tăng và tăng từ 2.384.000đ/tháng lên 2.880.000đ/tháng.

- Tăng mức đóng BHYT tối đa

Tương tự, mỗi tháng, NLĐ trích 1,5% tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho khoản BHYT và mức đóng tối đa là 20 tháng lương cơ sở nếu lương NLĐ cao hơn hoặc bằng 20 tháng lương cơ sở. Nghĩa là, khoản tiền trích từ lương đóng BHYT sẽ tăng và tăng từ 447.000đ/tháng lên 540.000đ/tháng.

- Tăng mức đóng BHTN

Tương tự, mỗi tháng NLĐ trích 1% tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho khoản BHTN và mức đóng tối đa là 20 lần mức lương cơ sở nếu lương NLĐ cao hơn hoặc bằng 20 tháng lương cơ sở. Nghĩa là, khoản tiền trích từ lương tháng đóng BHTN sẽ tăng và tăng từ 298.000đ/tháng lên 360.000đ/tháng.

- Tăng mức đóng BHYT theo diện hộ gia đình

Khi NLĐ không đóng BHXH bắt buộc thì có thể mua BHYT theo diện hộ gia đình để được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh (KCB) khi ốm đau. Theo đó, người 1 đóng mức bằng 4,5% mức lương cơ sở, người 2-3-4 đóng mức lần lượt bằng 70%-60%-50% mức đóng của người 1, từ người 5 trở đi đóng mức bằng 40% mức đóng người 1.

Nghĩa là, mức đóng của người 1 tăng từ 67.050đ/tháng lên 81.000đ/tháng; người 2 tăng lên 56.700đ/tháng, người 3 tăng 48.600đ/tháng, người 4 tăng 40.500đ/tháng, người 5 trở đi tăng 32.400đ/tháng.

- Tăng điều kiện hưởng 100% chi phí KCB cho NLĐ đóng BHYT 5 năm liên tục trở lên

Theo duy định, người đóng BHYT từ đủ 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm nhiều hơn 6 tháng lương cơ sở thì sẽ được hỗ trợ thanh toán 100% chi phí KCB. Nghĩa là, số tiền cùng chi trả của NLĐ tăng từ 8.940.000đ/năm tăng lên 10.800.000đ/năm thì mới không phải chịu chi phí KCB.

- Tăng cơ hội được thanh toán 100% chi phí KCB BHYT

NLĐ tham gia BHYT được hỗ trợ thanh toán 100% chi phí KCB nếu chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở. Cụ thể, sẽ được thanh toán 100% chi phí KCB nếu chi phí cho 1 lần KCB dưới 270.000đ, trước đây là 223.500đ.

tăng lương cơ sở và 17 tác động lợi - hại cho nlđ

Tăng lương cơ sở kéo theo nhiều mức đóng - hưởng của NLĐ tăng lên

+ Tăng mức hưởng các khoản trợ cấp, phụ cấp cho NLĐ

- Tăng mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

NLĐ nghỉ việc để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh, nếu đủ điều kiện thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau tương ứng, mức hưởng 1 ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Do đó, tăng lương cơ sở thì mức hưởng sẽ tăng lên, và tăng từ 447.000đ/ngày lên 540.000đ/ngày.

- Tăng mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Trường hợp này cũng được tính vào chế độ ốm đau để giải quyết quyền lợi cho NLĐ đủ điều kiện. Theo đó, lao động nữ sau khi hết thời gian nghỉ theo chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đi làm lại kế tiếp đó mà đăng ký nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì sẽ được công ty giải quyết nghỉ và hỗ trợ làm thủ tục hưởng chế độ này, thời gian nghỉ dao động từ 5-10 ngày tùy trường hợp. Mức hưởng 1 ngày cũng được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Do đó, tăng lương cơ sở thì mức hưởng sẽ tăng lên, và tăng từ 447.000đ/ngày lên 540.000đ/ngày.

- Tăng mức hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi

Tiếp tục là quyền lợi dành cho lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được nhận trợ cấp thai sản 1 lần cho mỗi con, mức hưởng bằng 2 lần mức lương cơ sở. Trường hợp khi sinh con nhưng chỉ có người cha tham gia BHXH bắt buộc thì người cha đó được nhận trợ cấp 1 lần với mức hưởng tương tự. Do đó, tăng lương cơ sở thì mức hưởng sẽ tăng lên, và tăng từ 2.980.000đ/lần lên 3.600.000đ/lần.

- Tăng mức hưởng trợ cấp 1 lần khi bị TNLĐ, BNN

NLĐ không may bị tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN) và được kết luận suy giảm 5% khả năng lao động thì sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó, cứ bị suy giảm thêm 1% thì sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Nghĩa là, tăng lương cơ sở thì mức hưởng trợ cấp sẽ tăng theo, và tăng từ 7.450.000đ/lần lên 9.000.000đ/lần nếu suy giảm 5%, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 900.000đ.

- Tăng mức hưởng trợ cấp hàng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng với mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó, cứ bị suy giảm thêm 1% nữa thì sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Nghĩa là, tăng lương cơ sở thì mức hưởng trợ cấp cũng sẽ tăng và tăng từ 447.000đ/tháng lên 540.000đ/tháng nếu suy giảm 31%, sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000đ

- Tăng mức hưởng trợ cấp phục vụ cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động

NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt hoặc liệt 2 chi, bị tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng trên đây sẽ còn được hưởng trợ cấp phục vụ, mức hưởng bằng mức lương cơ sở, là 1,8 triệu đồng/tháng.

- Tăng mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị bệnh tật, thương tật

Mức hưởng cho chế độ này được tính 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Theo đó, mức hưởng sẽ tăng từ 447.000đ/ngày lên 540.000đ/ngày.

- Tăng mức hưởng lương hưu tối thiểu

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện nhận lương hưu thì mức lương hưu hàng tháng thấp nhất có thể nhận được sẽ bằng mức lương cơ sở. Nghĩa là, mức hưởng sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

- Tăng mức hưởng trợ cấp 1 lần nếu chẳng may chết do bị TNLĐ, BNN

NLĐ đang làm việc cho DN nhưng không may qua đời do TNLĐ, BNN, chết trong thời gian điều trị mà chưa được giám định thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần, mức hưởng bằng 36 lần mức lương cơ sở. Nghĩa là, mức hưởng sẽ tăng từ 53.640.000đ/lần lên 64.800.000đ/lần do lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng.

- Tăng mức hưởng trợ cấp mai táng

Thân nhân của NLĐ có tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện nhận trợ cấp mai táng sẽ được nhận mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ đó qua đời. Nghĩa là, tăng từ 14,9 triệu đồng/tháng lên 18 triệu đồng/tháng.

- Tăng mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Thân nhân của NLĐ đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất sẽ được hưởng mức hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở, tức tăng từ 745.000đ/tháng lên 900.000đ/tháng. Trường hợp, thân nhân của NLĐ không có người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng thì mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng sẽ được tính bằng 70% mức lương cơ sở, tức tăng từ 1.043.000đ/tháng lên 1.260.000đ/tháng.

Xin nhắc lại, việc tăng mức lương cơ sở mặc dù không tác động để tăng mức lương nhận được hàng tháng cho NLĐ nhưng cũng ảnh hưởng đáng kể đến khá nhiều chế độ, quyền lợi của họ, mà về cơ bản đều có lợi.

Ms. Công nhân (tổng hợp)

4.0 (160 đánh giá)
Tăng lương cơ sở và 17 tác động lợi - hại cho NLĐ Tăng lương cơ sở và 17 tác động lợi - hại cho NLĐ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Phân biệt nhanh 07 cặp biển báo dễ gây nhầm lẫn khiến lái xe phạm luật

Nhiều bác tài nói chung, nhất là xế trẻ mới học luật đôi khi bị nhầm lẫn quy định trên các biển báo giao thông dẫn đến vi phạm luật và phải chịu phạt...

13.05.2024 152

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng và 5 điều cần biết

Các công trình xây dựng quy mô, sau khi hoàn thành luôn cần lập và ký biên bản nghiệm thu tương ứng. Vậy có những loại biên bản nghiệm thu công trình...

10.05.2024 103

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Danh sách các trường – trung tâm đào tạo ngành Cơ điện tử

Bạn mong muốn trở thành kỹ sư cơ điện tử, kỹ sư R&D, chuyên viên tư vấn hay lập trình viên và đang tìm kiếm một môi trường đào tạo phù hợp? Vieclamnha...

09.05.2024 33487

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngành - chọn trường cơ điện tử

Cơ điện tử là gì? Tất tần tật thông tin hữu ích cần biết trước khi chọn ngà...

Trong tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, ngành cơ điện tử đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cơ điện tử luôn là một ngành học...

08.05.2024 10179