Tăng lương tối thiểu vùng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?
06.07.2022 1808 thanhphuongthaobctt
MỤC LỤC
- Những đối tượng được áp dụng tăng lương tối thiểu vùng
- Mức lương tối thiểu vùng được tăng là bao nhiêu?
- Tăng lương tối thiểu vùng không có tác dụng gì
- Doanh nghiệp tăng lương bằng LTTV có thiệt hại gì không?
- Những hình phạt cho DN nếu không tăng lương cơ bản hơn LTTV
- Những khoản tiền sẽ gia tăng khi tăng LTTV
Thông báo mới của Chính phủ về chính sách tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 khiến nhiều người lao động vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp e ngại hoặc chưa thực hiện đúng quy định trên. Vậy tăng lương tối thiểu vùng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.
Những đối tượng được áp dụng tăng lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng có tăng không? Tăng bao nhiêu? đã được Chính phủ giải đáp thông qua nghị định số 38/2022/NĐ-CP. Theo đó, những người được áp dụng tăng lương tối thiểu vùng (LTTV) như sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động quy định của Bộ luật lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, thuê mướn, sử dụng người lao động theo thỏa thuận.
+ Các cơ quan, tổ chức cá nhân khác liên quan đến việc thuê mức lương tối thiểu theo quy định tại nghị định.
Mức lương tối thiểu vùng được tăng là bao nhiêu?
Theo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng sẽ được gia tăng 6% như sau:
- Vùng 1: Tăng 260.000 đồng - Từ 4.420.000 đồng đến 4.680.000 đồng/ tháng.
- Vùng 2: Tăng 240.000 đồng - Từ 3.920.000 đồng đến 4.160.000 đồng/ tháng.
- Vùng 3: Tăng 210.000 đồng - Từ 3.430.000 đồng đến 3.640.000 đồng/ tháng.
- Vùng 4: Tăng 180.000 đồng - Từ 3.070.000 đồng đến 3.250.000 đồng/ tháng.
Tăng lương tối thiểu vùng không có tác dụng gì
Theo bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý Chương trình cấp cao - chương trình Quản trị tốt của Oxfam, tăng lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động tính theo số giờ làm việc chứ không phải hiệu suất lao động hay sản lượng. Hiện nay, 15-25% tỷ lệ người lao động có thu nhập tính theo thời gian làm việc đang nhận được mức lương chỉ cao hơn so với lương tối thiểu một ít. Trong khi đó, có đến 75% công nhân được tính lương theo hiệu suất làm việc. Tức là, thu nhập sẽ bao gồm lương cơ bản cùng số tiền khi họ làm thêm sản phẩm. Vì thế, nếu Chính phủ gia tăng LTTV mà doanh nghiệp không tăng lương cơ bản hoặc số tiền làm thêm sản phẩm thì việc tăng LTTV không có tác dụng gì.
Đặc biệt, điều này chính là nguyên nhân dấy lên những cuộc đình công, tranh chấp lao động giữa người lao động và doanh nghiệp. Hơn nữa, công nhân phải liên tục làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập và cuộc sống luôn bó hẹp trong nỗi lo tài chính.
Vậy doanh nghiệp tăng lương cho người lao động bằng LTTV có thiệt hại gì không? Cùng tìm hiểu câu trả lời bên dưới.
Doanh nghiệp tăng lương bằng LTTV có thiệt hại gì không?
Cũng theo bà Nguyễn Thu Hương, doanh nghiệp gia tăng lương bằng LTTV sẽ giúp NLĐ gắn bó với công ty hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp thu hút nguồn nhân lực quay trở lại làm việc sau khi dịch Covid-19 đã đi qua. Trong khi đó, chi phí lương cho công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với giá thành sản phẩm nên việc tăng 6% LTVT không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thế Bình, Chủ tịch của công ty giày da ở Bình Dương chia sẻ: “Phần lớn nhân viên công ty là những người có kinh nghiệm, được đào tạo tay nghề thời gian lâu năm nên lãnh đạo ban ngành đã bàn bạc và ra quyết định tăng 6% lương từ ngày 1/7/2022 nhằm giữ chân, thu hút NLĐ tiếp tục làm việc. Bởi hiện nay việc tuyển dụng lao động rất khó khăn”.
Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã triển khai việc gia tăng LTTV từ 1/1/2022. Ông Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch công ty điện tử ở Hà Nội cho biết đã áp dụng việc gia tăng LTTV từ đầu năm. Cụ thể, mức lương nhân viên ông đang nhận sẽ cao 3% so với năm 2021 và 6% so với năm 2020.
Những hình phạt cho DN nếu không tăng lương cơ bản hơn LTTV
Một số hình phạt cho doanh nghiệp nếu không tăng lương cơ bản hơn lương tối thiểu vùng như sau:
- Phạt 20 - 30 triệu đồng nếu vi phạm từ 1 - 10 người lao động.
- Phạt 30 - 40 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 - 50 người lao động.
- Phạt 50 - 75 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Trong trường hợp tổ chức, DN sẽ bị nhân đôi số tiền phạt trở lên.
Những khoản tiền sẽ gia tăng khi tăng LTTV
Một số khoản tiền sẽ được gia tăng khi tăng 6% LTTV như sau:
- Tăng tiền lương tháng
Nếu NLĐ trước đây được nhận mức tiền lương thấp hơn LTTV thì từ ngày 01/07/2022, sẽ được tăng lương bằng hoặc cao hơn LTTV.
- Tăng lương ngừng việc
Nếu NLĐ ngừng việc do lỗi của người khác hoặc sự cố thiên tai, dịch bệnh,... thì sẽ được nhận ít nhất bằng LTTV.
- Tăng lương khi chuyển việc
Khi NLĐ chuyển sang công việc mới, sẽ được trả lương mới và không thấp hơn LTTV.
- Thiệt hại lớn cho công ty mới bồi thường
LTTV tăng nên khi NLĐ gây ra tổn thất cho công ty có giá trị lớn thì mới bồi thường. Cụ thể, nếu giá trị đó không quá 10 tháng tiền LTTV tại nơi làm việc thì NLĐ phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương.
- Tăng mức BHXH
Tăng LTTV buộc DN phải đóng mức BHXH tăng theo nên mức hưởng chế độ BHXH của NLĐ cũng gia tăng.
- Tăng mức BHTN
Tăng LTTV nên mức BHXH tăng theo. Cùng với đó là mức bảo hiểm thất nghiệp cũng gia tăng.
- Tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không vượt quá 05 lần LTTV. Vì thế, LTTV gia tăng thì khoản tiền này cũng gia tăng theo.
Việc gia tăng mức lương tối thiểu vùng 6% là một trong những tin vui cho người lao động và doanh nghiệp. Không chỉ giúp gia tăng hiệu suất lao động mà còn hỗ trợ giữ chân công nhân, thu hút nhân lực tiềm năng. Hy vọng rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục áp dụng thực thi điều này vào tổ chức để nâng cao chất lượng đời sống công nhân tốt hơn.
Phương Thảo (Tổng hợp từ Thời Báo Tài Chính Việt Nam, Luật Việt Nam)