Tem nhãn là gì? Các loại chất liệu tem nhãn sử dụng phổ biến

05.01.2023 462 doantrangbc

Tem nhãn là thứ chúng ta tiếp xúc hằng ngày, chúng có mặt ở tất cả sản phẩm hàng hóa xung quanh chúng ta. Vậy bạn có biết tem nhãn là gì? Vai trò của chúng ra sao? Có những loại chất liệu tem nhãn phổ biến nào? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

tem nhãn là gì

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp hiện nay rất chú ý và đầu tư cho việc thiết kế, in ấn tem nhãn hàng hóa. Điều đó cho thấy vai trò to lớn của tem nhãn trong phát triển, phân phối sản phẩm ra thị trường.

Tem nhãn là gì?

Tem nhãn hàng hóa là nơi thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm đó như: Tên sản phẩm, tên thương hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã vạch, thành phần,... Nó có thể được làm từ các chất liệu khác nhau, có sự đa dạng trong thiết kế, phù hợp với từng sản phẩm và mục đích của doanh nghiệp sản xuất.

Vai trò của tem nhãn sản phẩm

Sử dụng tem nhãn đầy đủ cho từng sản phẩm hàng hóa đóng vai trò rất lớn đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp: 

- In tem nhãn với đầy đủ thông tin theo quy định của nhà nước là điều kiện để hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường.

- Tem nhãn truyền tải những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp sản xuất muốn gửi đến khách hàng.

- Tem nhãn chính là một phần của bộ nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp truyền thông quảng bá sản phẩm của mình tới khách hàng dễ dàng hơn.

- Tem nhãn cũng thể hiện phần nào sự chuyên nghiệp trong kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng tính cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường. 

Đối với người tiêu dùng:

- Tem nhãn cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết trước khi quyết định mua hàng hay sử dụng sản phẩm.

-  Tạo sự tin tưởng cho khách hàng, có thể phát hiện hàng giả hàng kém chất lượng ngay ở khâu kiểm tra bao bì nhãn mác hàng hóa.

Phân loại tem nhãn hàng hóa

Nhãn dán sản phẩm có 2 loại tem nhãn cần sử dụng là: nhãn gốc và nhãn phụ.

- Nhãn gốc của hàng hóa là tem nhãn in các thông tin chính thức của sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

- Nhãn phụ là là loại tem chuyên dùng cho sản phẩm nhập khẩu. Trên đó thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

tem nhãn là gì

Một số chất liệu in tem nhãn sử dụng phổ biến 

Tùy theo đặc trưng mỗi loại hàng hóa, điều kiện bảo quản thích hợp mà các doanh nghiệp sử dụng các chất liệu khác nhau trong in ấn tem nhãn. Sau đây là các loại chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay:

- Chất liệu giấy

Là loại chất liệu in tem nhãn được sử dụng phổ biến nhất bởi những ưu điểm như giá thành rẻ, dễ thiết kế, in ấn và gia công thành tem nhãn. Đặc biệt, có thể sử dụng giấy để in tem nhãn cho cả các mặt hàng bình dân lẫn cao cấp. Tuy nhiên, ở chất liệu này thời gian sử dụng không được lâu, dễ chịu tác động của yếu tố môi trường vì vậy chất liệu này thường chỉ sử dụng cho những hàng hóa bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn.

- Chất liệu tem nhãn ruy băng, vải

Chất liệu này được sử dụng chủ yếu trong ngành thời trang, may mặc . Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên các sản phẩm quần áo, giày dép và túi xách. Để đảm bảo mực in lâu phai nhất, chống chọi được với quá trình giặt ủi, bạn cần kết hợp bản in trên giấy với mực resin có tính liên kết cao nhất. 

- Chất liệu nhựa

Đây cũng là một chất liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất hàng hóa. Trong đó có 2 loại nhựa là nhựa PP trắng và nhựa PVC. Ưu điểm của loại chất liệu này là nội dung hình ảnh hiển thị sắc nét, khả năng kháng nước tốt, kháng nhiệt tương đối. Nó được sử dụng trong các đồ dùng công trình điện nước, đường ống – dây cáp ngầm, hay đề can ô tô – xe máy….

Ngoài ra còn một chất liệu nhựa nữa là nhựa Vinyl dễ vỡ, chính vì đặc tính kết dính cao nhưng lại dễ vỡ nên nó thường được ứng dụng in mã vạch bảo mật.

- Chất liệu nhãn decal bạc

Chất liệu decal bạc có khả năng chống chịu nhiệt và hóa chất tốt. Nó được dùng trong các sản phẩm máy móc, đồ điện tử, thiết bị điện,....

- Chất liệu giấy vỡ

Đặc điểm của loại chất liệu này là kết cấu vô cùng yếu. Khi dán lên một bề mặt nào đó sẽ không thể gỡ ra nguyên vẹn. Nếu cố tình tác động lực lên loại tem này, chúng sẽ vỡ thành nhiều mảnh. Chính vì vậy, nhiều ngành nghề kinh doanh đồ công nghệ, điện tử, linh kiện điện tử thường sử dụng loại chất liệu này để in ấn tem nhãn bảo hành cho sản phẩm.

Trên đây là những nội dung về tem nhãn và những chất liệu in tem nhãn phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo. Ngoài ra, để có một bộ tem nhãn chất lượng không chỉ cần chọn chất liệu in phù hợp và còn cần chú trọng vào khâu thiết kế từ hình ảnh, đến màu sắc, thể hiện được đặc trưng thương hiệu nhưng vẫn phù hợp xu hướng thị trường. 

Ms.Công nhân

Bản mô tả công việc nhân viên thiết kế bao bì sản phẩm

4.6 (556 đánh giá)
Tem nhãn là gì? Các loại chất liệu tem nhãn sử dụng phổ biến Tem nhãn là gì? Các loại chất liệu tem nhãn sử dụng phổ biến

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 73

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 95

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 55

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 68