Tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân biệt, phiên dịch viên cần biết

04.06.2018 18021hongthuy95

Bạn dự định theo học nghề phiên dịch và đang tìm hiểu các thông tin cơ bản về ngành nghề này? Vậy bạn có biết có các loại hình phiên dịch nào và cách phân biệt ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay sau đây…

tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân loại
Bạn có biết có các loại hình phiên dịch nào và cách phân loại cụ thể ra sao?

Các loại hình phiên dịch và cách phân biệt

Phiên dịch là một nghề khó và mức độ đào thải mạnh, các phiên dịch viên ngoài việc phải trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng liên quan thì việc chọn cho mình một loại hình phiên dịch phù hợp để làm thế mạnh cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Về cơ bản, hiện có 4 loại hình phiên dịch được sử dụng phổ biến đó là: dịch đuổi; dịch song song, dịch tiếp sức và dịch thầm. Mỗi loại hình phiên dịch này đều mang lại những ưu - nhược điểm riêng cần phải lưu ý. Cụ thể:

►Dịch đuổi

Dịch đuổi hay dịch nối tiếp(consecutive interpreting) là loại hình phiên dịch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, phiên dịch viên sẽ tiến hành dịch “đuổi” ngay sau khi người cần dịch (diễn giả) diễn đạt xong một câu/ ý/ đoạn/ cả phần nói của họ.

Phiên dịch viên cần đảm bảo quá trình dịch được diễn ra suôn sẻ, phần dịch cần dịch đúng/ sát ý những gì ngôn ngữ nguồn thể hiện. Để làm được điều này, người phiên dịch cần có sự chuẩn bị chu đáo về vốn từ vựng, nhất là thuật ngữ chuyên ngành, tìm hiểu trước chủ đề, nội dung và lĩnh vực của buổi dịch,… Ngoài ra, đối với dịch đuổi, để đảm bảo tính chính xác khi dịch, phiên dịch viên có thể bàn bạc trước với diễn giả để biết được họ sẽ dừng ở đâu, hoặc có thể yêu cầu họ nhắc lại, diễn đạt rõ nghĩa hơn mạch ý tưởng của họ.

tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân loại
Dịch đuổi là loại hình phiên dịch mà người dịch sẽ tiến hành dịch ngay sau khi người nói kết thúc một câu/ ý/ đoạn văn/ cả phần nói của họ

 

Dịch đuổi phù hợp cho những buổi dịch trong không gian hẹp, ít người tham gia như họp báo, phỏng vấn, thuyết trình, dịch hộ tống, giao dịch thương mại, … Loại hình này yêu cầu người dịch phải có khả năng ghi nhớ tốt, biết cách sắp xếp và hệ thống các dữ liệu được nghe, lựa chọn từ vựng cho ngôn ngữ đích phù hợp,… Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó là buổi dịch sẽ mất rất nhiều thời gian vì ngoài thời gian nghe người nói nói thì còn phải tính luôn cả thời gian dịch của phiên dịch (khoảng 2/3 - 3/4 thời gian nói của người nói).

►Dịch song song

Dịch song song hay dịch đồng thời, dịch cabin (simultaneous interpreting) là loại hình phiên dịch khó nhất đòi hỏi cao kỹ năng của người phiên dịch; phiên dịch viên sẽ ngồi trong một cabin cách âm, nghe người nói nói qua tai nghe rồi dịch sang một ngôn ngữ khác song song với ngôn ngữ được nghe vào micro để người nghe hiểu. Nói một cách dễ hiểu, dịch song song là cả người nói, người dịch đều sẽ nói đồng thời cùng nhau và người nghe sẽ tiếp nhận thông tin cùng lúc đó.

Để thực hiện dịch song song, phiên dịch viên cần có sự hỗ trợ của các thiết bị như headphone, micro,… nhằm đảm bảo việc nghe - nói tốt và không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào. Dịch song song phù hợp với những buổi dịch mang tính chất quan trọng với lượng người tham gia khá lớn như hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn của tập đoàn, cơ quan chính phủ,… Các phiên dịch viên muốn hoàn thành tốt công việc này thì phải có khả năng ứng biến nhanh nhẹn, thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ ở trình độ cao, biết sắp xếp và bố trí các từ/ cụm từ phù hợp với tốc độ nhanh nhất, vì bản chất dịch song song không cho người dịch có thời gian để suy nghĩ hay lựa chọn từ ngữ.

tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân loại
Dịch song song hay dịch cabin là loại hình phiên dịch khó nhất đòi hỏi cao kỹ năng của người phiên dịch

 

Trái ngược với dịch đuổi, dịch song song đảm bảo tốc độ buổi dịch diễn ra đúng với thời gian quy định chuẩn của nó, tức là người nghe sẽ hiểu được toàn bộ ý của người nói ngay sau khi người nói kết thúc lời nói của họ dù đó là một ngôn ngữ khác nhờ các phiên dịch viên.

►Dịch tiếp sức

Tương tự như dịch song song, phiên dịch viên dịch tiếp sức (relay interpretation) cũng thực hiện dịch chuyển đổi ngôn ngữ nguồn thành ngôn ngữ đích tương ứng nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị bên trong cabin; tuy nhiên, phiên dịch viên sẽ không chỉ dịch một mà phải dịch số lượng ngôn ngữ nhiều hơn 2. Loại hình phiên dịch này phù hợp với các buổi hội họp quốc tế có sự tham gia của nhiều quốc gia.

Quy trình dịch tiếp sức tuy cũng không quá phức tạp nhưng nó ẩn chứa tình trạng “tam sao thất bản” do sự không hiểu ý nhau dẫn đến việc sử dụng sai từ/ cụm từ thuộc một ngôn ngữ đích khác.

►Dịch thầm

Dịch thầm (whispered interpreting) là loại hình phiên dịch tương tự dịch song song nhưng phiên dịch viên chỉ thực hiện dịch ngôn ngữ nguồn cho một nhóm ít người nghe và tiến hành dịch nhỏ thì thầm vào tai người nghe. Dịch thầm phù hợp cho những buổi dịch cần đảm bảo tính bí mật như bí mật quân sự hay bí mật kinh doanh,… Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình dịch này là có rất nhiều người dịch thầm cùng thực hiện công việc dịch cùng một thời điểm với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, người dịch cũng chỉ có thể phiên dịch cho 1,2,3 người nghe để đạt hiệu quả tốt nhất.

tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân biệt
Dịch thầm phù hợp với những buổi dịch cần giữ bí mật, người phiên dịch sẽ tiến hành dịch nhỏ thì thầm vào tai người nghe

Loại hình phiên dịch nào phổ biến và được chọn sử dụng nhiều nhất?

Thực tế, không có một bảng xếp hạng nào cho thứ tự phổ biến của các loại hình phiên dịch. Thay vào đó, tùy vào từng điều kiện và môi trường làm việc thực tế, phía đối tác/ khách hàng sẽ lựa chọn và yêu cầu phiên dịch viên thực hiện loại hình phiên dịch phù hợp nhất.

Ngoài ra, phía phiên dịch viên cũng có thể chủ động cho lời khuyên hay đưa ra ý kiến, nhận định để 2 bên có thể đi đến thống nhất về việc chọn loại hình phiên dịch phù hợp nhất, cho hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, cũng có thể linh hoạt thay đổi/ kết hợp nhiều loại hình phiên dịch trong một sự kiện để đảm bảo buổi dịch được diễn ra suôn sẻ và thành công nhất.

Trên đây là 4 loại hình phiên dịch cơ bản mà phiên dịch viên cần biết. Hy vọng những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ sẽ có thể giúp bạn hiểu và phân loại được từng loại hình phiên dịch cần thiết; từ đó dễ dàng chọn đươc loại hình phiên dịch phù hợp cho từng sự kiện cụ thể. 

Ms. Công nhân

4.4 (414 đánh giá)
Tìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân biệt, phiên dịch viên cần biếtTìm hiểu 4 loại hình phiên dịch và cách phân biệt, phiên dịch viên cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”...Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2741

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30134

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3592

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2275