Từ A đến Z về nghề kỹ sư chăn nuôi

14.09.2022 11365 haiyen.tran37

Ít ai biết rằng kỹ sư chăn nuôi mặc dù không phải là nghề hot, sang như bác sĩ, kiến trúc sư nhưng lại thú vị và có nhiều cơ hội việc làm trong và ngoài nước. Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu kỹ hơn về nghề kỹ sư chăn nuôi và cơ hội nghiệp trong tương lai để có những định hướng tốt hơn cho bản thân.

kỹ sư chăn nuôi

Ngành chăn nuôi học gì?

Ngành chăn nuôi tại các trường đại học chủ yếu được chia thành hai ngành học gồm: Công nghệ sản xuất động vật và thức ăn chăn nuôi. Đó là những chuyên ngành bạn cần theo học để trở thành một kỹ sư chăn nuôi trong tương lai.

Nếu học ngành học công nghệ sản xuất động vật, bạn sẽ được đào tạo kỹ lưỡng về di truyền giống, các loại thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi những loại thú nông nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng được đào tạo và thị trường chăn nuôi, bệnh thông thường của các loại thú nuôi,…

Còn với chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, học viên sẽ được đào tạo về  khoa học dinh dưỡng động vật. Không chỉ học tập, nghiên cứu chuyên sâu mà còn ứng dụng công nghệ trong tổ hợp và sản xuất thức ăn chăn nuôi hợp lý. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ được học về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi, thiết kế chuồng trại, vệ sinh thú y,…

Tùy thuộc chương trình đào tạo của từng nhà trường mà bộ môn có thể thay đổi, kèm theo những môn đại cương và kỹ năng tự chọn. Để theo đuổi nghề kỹ sư chăn nuôi, các bạn không chỉ cần có kiến thức lý thuyết tốt mà kỹ thuật thực hành phải giỏi. Chăm chỉ đọc tài liệu và tham gia vào các hội nhóm chăn nuôi để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm của các tiền bối đi trước là gợi ý không thể bỏ qua.

Định nghĩa nghề kỹ sư chăn nuôi

Kỹ sư chăn nuôi là người vận dụng kiến thức chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng các loài động vật, nông nghiệp, thủy sản để tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, công tác kỹ thuật, thiết kế chuồng trại, vệ sinh thú y, thực hiện các thủ tục lâm sàng hỗ trợ vật nuôi, góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo sức khỏe của vật nuôi một cách tốt nhất.

Mô tả công việc kỹ sư chăn nuôi

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Xây dựng môi trường sống cho loài vật

- Thiết kế, xây dựng chuồng trại phù hợp với đặc tính của từng loài vật nuôi, đảm bảo đầy đủ điều kiện môi trường sống, thức ăn, nước uống,...

- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh toàn bộ hệ thống chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo cho vật nuôi an toàn về sức khỏe.

Nghiên cứu, thử nghiệm, tạo ra thức ăn cho vật nuôi đủ tiêu chuẩn quy định

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn để kiểm tra về liều lượng, thành phần có trong thức ăn chăn nuôi để đảm bảo đủ về chất lượng, số lượng của vật nuôi đã đặt ra trước đó.

- Thực hiện nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc chế tạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi cho từng loại vật nuôi.

- Quản lý quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đảm bảo đủ tiêu chuẩn, điều kiện, chất lượng an toàn cho vật nuôi.

Chăm sóc sức khỏe vật nuôi toàn diện

- Theo dõi tình hình hoạt động, phát triển của các vật nuôi mỗi ngày, để kịp thời phát hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe, phòng chữa bệnh,... của vật nuôi.

- Theo dõi tình hình chất lượng của thức ăn chăn nuôi để tránh tình trạng hư hỏng, mốc meo,...

- Lựa chọn loại giống vật nuôi tốt, mang lại năng suất, chất lượng cao hiệu quả.

- Nghiên cứu, thí nghiệm, sản xuất các loại giống mới mang lại chất lượng cao hơn.

Các công việc khác

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc trước và sau ca làm.

- Ghi lại tất cả thông tin vào báo cáo công việc theo ngày, tuần, tháng, năm.

- Thực hiện các công việc theo yêu cầu của cấp trên.

Tiêu chuẩn công việc kỹ sư chăn nuôi

Muốn trở thành kỹ sư chăn nuôi, ứng viên cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi với những chuyên ngành như: Công nghệ sản xuất động vật, công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc những chuyên ngành liên quan khác như: Bác sĩ thú y, chăn nuôi thú y.

- Kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chăm sóc, chăn nuôi loài vật.

- Kiến thức về công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, áp dụng cho việc thí nghiệm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, phát triển của vật nuôi.

- Trình độ kinh nghiệm ít nhất 1, 2 năm ở các vị trí kỹ sư chăm sóc vật nuôi tại các trang trại, hoặc từng làm việc với những kỹ sư.

- Sức khỏe tốt, không dị ứng với lông chó mèo hay do thời tiết thay đổi.

- Cẩn thận trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kiểm tra sức khỏe loài vật nuôi.

- Kỹ năng tin học văn phòng để áp dụng cho việc lập báo cáo, gửi kết quả cho cấp trên.

nghề kỹ sư chăn nuôi

Mức thu nhập kỹ sư chăn nuôi

Tùy thuộc vào vùng miền, trình độ kinh nghiệm mà thu nhập của kỹ sư chăn nuôi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mức lương của vị trí này sẽ dao động từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng với trình độ hơn 1 năm. Càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, thu nhập của bạn sẽ ngày càng cao hơn.

Cơ hội việc làm của kỹ sư chăn nuôi

Thực tế, ngành kỹ sư chăn nuôi không có nhiều sinh viên theo học như các ngành hot khác. Do tâm lý sợ các ngành nông nghiệp phải chân lấm, tay bùn cũng như không được nhiều cơ hội thăng tiến, không được ngồi văn phòng mát mẻ, lương không cao…nên nhiều người né ngành học này. Trong khi đó nước ta là một nước nông nghiệp. Trong những năm gần đây, có nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư vào ngành chăn nuôi tại Việt Nam nên nhu cầu nhân lực càng lớn.

Để đủ nhân lực cho ngành chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp lớn đã tổ chức các hội chợ việc làm, săn đón nhân viên từ khi chưa ra trường. Cho nên, các kỹ sư chăn nuôi có năng lực luôn không sợ thất nghiệp. Họ có thể làm việc tại nhiều môi trường làm việc khác nhau từ các cơ quan nhà nước đến các doanh nghiệp tư nhân.

Cụ thể kỹ sư chăn nuôi có thể làm việc tại viện nghiên cứu của Trường đại học có đào tạo ngành này hay viện nghiên cứu, trại giống, trạm khuyến nông,… của các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, kỹ sư chăn nuôi còn có thể làm việc trong các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, công ty kinh doanh thuốc thú y, công ty chăn nuôi lớn nhỏ trên cả nước.

Không chỉ có cơ hội việc làm trong nước mà các kỹ sư chăn nuôi giỏi có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài - nơi sở hữu nền chăn nuôi phát triển và áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến để học hỏi, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Vì vậy, các bạn đang theo học ngành này có thể yên tâm về tương lai nghề nghiệp của mình. Chỉ cần bạn luôn cố gắng học tập, nắm vững kiến thức chuyên môn, tìm tòi cơ hội thực hành, trau dồi các kỹ năng mềm thì doanh nghiệp sẽ luôn chào đón bạn.

nghề kỹ sư chăn nuôi

 

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan về kỹ sư chăn nuôi mà Vieclamnhamay.vn hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và nắm bắt cơ hội việc làm tốt trong tương lai.

Ms. Công nhân

4.3 (553 đánh giá)
Từ A đến Z về nghề kỹ sư chăn nuôi Từ A đến Z về nghề kỹ sư chăn nuôi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Liệu Công nhân sẽ mãi là nghề “bất đắc dĩ”?

Liệu Công nhân sẽ mãi là nghề “bất đắc dĩ”?

Có rất nhiều người, kể cả những người đã, đang hay chưa từng làm công nhân đều có suy nghĩ rằng Công nhân chính là lựa chọn cuối cùng trong hành trình...

20.04.2023 495

Làm phiên dịch trong nhà máy có cần bằng đại học không?

Làm phiên dịch trong nhà máy có cần bằng đại học không?

Vieclamnhamay.vn nhận được nhiều thắc mắc của các bạn về vấn đề để trở thành một phiên dịch viên có cần bằng đại học hay không? Để trả lời câu hỏi này...

16.12.2022 417

Thợ phụ việc là gì? 4 gợi ý để từ thợ phụ lên thợ chính nhanh chóng nhất

Thợ phụ việc là gì? 4 gợi ý để từ thợ phụ lên thợ chính nhanh chóng nhất

Dạo một vòng các trang tin việc làm mọi người có thể bắt gặp rất nhiều tin tuyển dụng thợ phụ việc. Vậy thợ phụ việc là gì? Và làm cách nào để có thể...

09.12.2022 2281

Kỹ sư trắc địa là gì? Bản mô tả công việc kỹ sư trắc địa đầy đủ nhất

Kỹ sư trắc địa là gì? Bản mô tả công việc kỹ sư trắc địa đầy đủ nhất

Chúng ta có thể đã bắt gặp hình ảnh những kỹ sư cùng cây compa khổng lồ đang ngắm nghía, đo đạc gì đó trên đường hay một bãi đất trống. Đó chính là kỹ...

07.12.2022 813