Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

09.03.2023 480 thanhphuongthaobctt

Uống rượu bia ở công ty vào giờ làm việc có bị phạt không? Mức phạt như thế nào? Những địa điểm nào không được uống rượu bia? Nếu bạn đang có thắc mắc này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn nhé.

 Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Dựa theo điều 30 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã quy định về việc uống rượu bia và địa điểm không được uống rượu bia cụ thể như sau:

- Cảnh báo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng với những người từ 16 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với những hành vi sau đây:

+ Uống rượu bia theo địa điểm không được uống rượu bia theo quy định của pháp luật.

+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác uống rượu bia.

- Phạt tiền 1.000.000 đến 3.000.000 đồng với các hành vi sau đây:

+ Uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, học tập hoặc giữa giờ làm việc, học tập.

+ Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo khoản 5, điều 4, nghị định 117/2020/NĐ_CP quy định mức phạt cá nhân, tổ chức như sau:

- Mức phạt được quy định tại chương II Nghị định này là mức phạt cá nhân. Với những hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt với tổ chức bằng 2 lần mức phạt cá nhân.

Những địa điểm công cộng không được uống rượu bia

Dựa theo điều 3, nghị định 24/2020/NĐ-CP, đưa ra quy định về những địa điểm không được phép uống rượu bia cụ thể như sau:

- Công viên, ngoại trừ trường hợp nhà hàng trong khu vực công viên đã được cấp giấy phép uống rượu bia theo quy định của pháp luật, trước ngày nghị định này có hiệu luật.

- Nhà chờ xe buýt

- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa thể thao trong thời gian tổ chức những hoạt động, nhiệm vụ chính của địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức lễ hội âm nhạc, văn hóa được phép uống rượu bia.

Theo khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 điều 10 của Luật phòng chống tác hại rượu bia 2019 quy định những địa điểm không được uống rượu bia bao gồm:

- Cơ sở y tế, khám chữa bệnh

- Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.

- Cơ sở, khu vực chăm sóc, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng, cơ sở giam giữ bệnh nhân hoặc cơ sở khác.

- Cơ sở bảo trợ xã hội khác.

- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, ngoại trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu bia.

Nhìn chung có khoảng 9 địa điểm cấm hạn chế uống rượu bia, người lao động nên chú ý.

 Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Đồ uống nào là rượu bia?

Theo khoản 1 và khoản 2 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 quy định:

- Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, sản xuất từ quá trình lên men từ một hay hỗn hợp những nguyên liệu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của hoa củ quả, hoặc đồ uống từ cồn thực phẩm.

- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, sản xuất từ quá trình lên men, từ hỗn hợp của các nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha, đại mạch, nấm men bia, hoa bia, nước.

Những hành vi liên quan đến rượu bia bị nghiêm cấm

Những cá nhân có những hành vi liên quan đến rượu bia bị nghiêm cấm như sau:

- Xúi giục, ép buộc người khác uống rượu bia.a

- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

- Bán khuyến mãi cho người chưa đủ 18 tuổi rượu bia.

- Thuê người chưa đủ 18 tuổi trong việc mua bán, sản xuất uống rượu bia.

- Cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức về pháp luật, lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu bia trước, trong và giữa giờ làm việc.

- Điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hay hơi thở có cồn.

- Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Cung cấp thông tin sai sự thật về ảnh hưởng của rượu bia đối với sức khỏe.

- Dùng các nguyên vật liệu không được phép dùng trong thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, không có nguồn gốc rõ ràng cụ thể để tạo ra rượu bia.

- Kinh doanh tàng trữ rượu bia lậu, giả, kém chất lượng.

- Kinh doanh rượu bia không có giấy phép quy định.

Như vậy, uống rượu bia trong giờ làm việc có thể bị phạt tiền và mức phạt sẽ tùy thuộc vào trường hợp vi phạm cụ thể. Do đó, tốt nhất người lao động không nên sử dụng thức uống này khi đang đi làm, tránh tiền mất tật mang, nhất là "Đã uống rượu bia thì không lái xe!".

Ms. Công nhân (Tổng hợp)

4.1 (631 đánh giá)
Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu? Uống rượu bia trong giờ làm có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 120

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 278

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 131

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Vui sướng và trả lời ngay Job Offer từ nhà tuyển dụng được cho là phản xạ tự nhiên và đầu tiên của hầu hết người tìm việc. Tuy nhiên, hành động này có...

04.04.2024 82