Vat là gì? 4 Điều nhân viên kế toán cần biết về Vat

29.08.2018 3891 bientap

Vat là gì? Thuế Vat là gì? Đối tượng chịu thuế Vat gồm những doanh nghiệp nào? Tính thuế Vat bằng phương pháp nào?... Đây là những câu hỏi thuộc về chuyên môn kế toán mà không phải ứng viên chuẩn bị tìm việc kế toán nào cũng có thể trả lời một cách rõ ràng. Trong bài biết được chia sẻ dưới đây, Vieclamnhamay.vn sẽ giúp bạn giải đáp lần lượt các thắc mắc này.

Vat là gì

Bạn có thể giải thích cụ thể Vat là gì?

► Vat là gì?

Vat – Value Added Tax là thuế giá trị gia tăng – loại thuế được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong chuỗi quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng. Thuế Vat là loại thuế thu gián tiếp, tiền thuế được tính trong giá cả hàng hóa, dịch vụ - người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thuế cuối cùng; doanh nghiệp nộp thuế là chủ thể thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

► 4 Điều nhân viên kế toán cần biết về Vat

- Đối tượng chịu thuế Vat

Theo quy định của pháp luật, đối tượng chịu thuế Vat là các loại sản phẩm hàng hóa – dịch vụ dùng cho quá trình sản xuất – kinh doanh – tiêu dùng ở Việt Nam (kể cả hàng hóa – dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài); trừ các đối tượng không thuộc diện không chịu thuế Vat theo Luật thuế giá trị gia tăng.

Vat là gì

Hàng hóa – dịch vụ mua ở nước ngoài cũng chịu thuế Vat

- Đối tượng nộp thuế Vat

♦ Tổ chức sản xuất – kinh doanh hàng hóa – dịch vụ

  • Doanh nghiệp nhà nước

  • Doanh nghiệp FDI – có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

  • Công ty, tổ chức ngoài ngoài hoạt động kinh doanh không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

  • Công ty cổ phần

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Doanh nghiệp tư nhân

  • Hợp tác xã, tổ hợp tác

  • Tổ chức kinh tế trực thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân…

Cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Là các cá nhân kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác cùng nhau sản xuất – kinh doanh nhưng không hình thành tư cách pháp nhân kinh doanh.

- Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

♦ Giá tính thuế Vat (tùy loại hàng hóa, dịch vụ)

  • Với hàng hóa – dịch vụ do sơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.

  • Với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTDB) – nếu có.

  • Với hàng hóa – dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ hoặc sử dụng để biếu - tặng thì giá thuế Vat là giá của hàng hóa, dịch vụ cùng loại.

  • Với dịch vụ cho thuê tài sản thì số tiền cho thuê chưa đuộc tính thuế giá trị gia tăng.

  • Với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xây dựng, lắp đặt thì giá tính thuế Vat là giá trị công trình, hạng mục hay phần công việc thực hiện.

  • Với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán đất động sản (đất đai, nhà cửa) chưa tính thuế…

Vat là gì

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng gồm giá tính thuế và thuế suất

Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được Việt Nam áp dụng là 0%, 5% và 10%.

  • Mức thuế suất 0% áp dụng cho: hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế; hàng hóa – dịch vụ không thuộc trường hợp chịu thuế Vat khi xuất khẩu (trừ một số trường hợp như: sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, chuyển giao công nghệ…)

  • Mức thuế suất 5% áp dụng cho: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi thủy sản chưa qua chế biến; thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến; máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp; thiết bị - dụng cụ y tế; giáo cụ cùng để giảng dạy – học tập…

  • Mức thuế suất 10% áp dụng cho các hàng hóa – dịch vụ không có trong quy định về tính thuế suất 0% và 5%.

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Phương pháp khấu trừ thuế

Số thuế GTGt phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá bán chưa tính thuế X mức thuế suất

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X Mức thuế suất áp dụng

Trong đó: GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào

Vat là gì

Khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT là 2 phương pháp tính thuế GTGT phổ biến niện nay

Là một nhân viên hành nghề kế toán, bạn cần phải biết “Vat là gì?”, am hiểu căn cứ tính thuế giá trị gia tăng và thành thạo các phương pháp tính thuế… Những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Ms. Công nhân

4.3 (253 đánh giá)
Vat là gì? 4 Điều nhân viên kế toán cần biết về Vat Vat là gì? 4 Điều nhân viên kế toán cần biết về Vat

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 153

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 111

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 135

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 82