Vì sao thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học trung cấp ?

07.05.2016 2629haiyen.tran37

 

Tình trạng cử nhân, thạc sĩ sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm như ý muốn phải cất bằng chuyển sang học trung cấp là do đâu ? Do các chương trình đào tạo đại học quá tràn làn, định hướng nghề nghiệp chưa tốt hay do bản thân những người cầm tấm bằng đại học nhưng trình độ chưa tương xứng ?

Thạc sĩ Lê Hồng Khanh, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp y dược sĩ Hà Nội cho biết, hiện nay trường có khoảng 1.000 học viên. Trong có đến  50% số học viên là người đã có bằng đại học, thậm chí đã có bằng thạc sĩ chuyển sang học trung cấp. Vì vậy độ tuổi trung bình của sinh viên trong trường khá cao, khoảng 25 tuổi. Đa số học viên ra trường thất nghiệp vài năm rồi đi học tiếp trung cấp với hi vọng dễ xin được một việc làm như ý hoặc tự kinh doanh trong ngành y dược.

cử nhân thất nghiệp
Nhiều thạc sĩ, cử nhân ra trường không xin được việc làm như ý muốn (Ảnh: minh họa)

 

Chị Hoài đã tốt nghiệp trường ĐH Thương Mại, sau đó chị lại học tiếp lên thạc sĩ và hiện đang giảng dạy tại một trường trung cấp trên địa bàn Hà Nội. Nhưng trường ngày càng ít sinh viên. Đa số các em học sinh sau khi học xong bậc phổ thông đều muốn thi vào các trường đại học, cao đẳng. Trong khi mức điểm đầu vào không cao nên các em hoàn toàn có thể thi đậu. Công việc của chị gặp khó khăn khi tháng 5 này lớp sinh viên cuối cùng của trường sẽ tốt nghiệp. Hơn nữa lương giáo viên chỉ dao động ở mức 5 đến 7 triệu đồng. Không thể chi tiêu thoải mái ở thủ đô đắt đỏ.

Vì vậy chị Hoài muốn chuyển sang học trung cấp dược, để sau này kinh doanh thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Chị chia sẻ rằng đã tìm hiểu rất kỹ về nhu cầu của thị trường, hơn nữa mẹ của chị cũng đang công tác tại bệnh viện nên chị tin công việc kinh doanh của mình rất khả thi.

Định hướng nghề nghiệp không tốt, đào tạo đại học tràn lan

Các bậc phụ huynh và thầy cô giáo thường định hướng cho các em học sinh thi vào những ngành học HOT như ngân hàng, tài chính, xây dựng… Hiện tại có rất nhiều trường đại học đua nhau đào tạo các ngành học HOT, thu hút rất nhiều sinh viên theo học. Vì vậy lượng sinh ra trường hàng năm của những ngành này cũng rất lớn. Trong khi đó nhu cầu nhân lực của các nhà tuyển dụng đã bão hòa. Dẫn đến tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tràn lan. Họ không thể tìm được việc làm đúng ngành nghề mình đã được đào tạo. Trong thời gian chưa tìm được việc làm, để đánh bóng thêm hồ sơ, nhiều người tiếp tục học lên thạc sĩ mà chưa có những định hướng đúng đắn.

cử nhân thất nghiệp
Hằng năm có rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các ngành học "HOT"  (Ảnh:minh họa)

 

Một số nghề nghiệp như thủy sản, nông nghiệp, cơ khí….nước ta đang thiếu nhân lực. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều rất cao nhưng lại có ít người theo học. Lý do đây là ngành nghề không được “sang”. Các bậc phụ huynh lo lắng con em mình ra trường sẽ làm việc vất vả. Có thể nói định hướng nghề nghiệp sai lầm, đào tạo đại học tràn lan không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tràn lan như hiện nay.

Trình độ chưa tương xứng !

Nhiều sinh viên cầm trên tay tấm bằng đại học nhưng hoàn toàn lại không có kiến thức và kỹ năng tương xứng với tấm bằng của mình. Họ hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu mà những nhà tuyển dụng đưa ra. Ngoài ra họ thường kì vọng quá cao về mức lương và những ưu đãi mà mình sẽ được hưởng sau khi ra trường. Do đó khi được xếp vào những vị trí không như mong muốn họ nhanh chóng chán nản, bỏ việc. Từ đó có tư tưởng học cao thêm để tìm công việc tốt hơn nữa. Nhưng kết quả vẫn không được vừa ý. Họ không nhận ra rằng, nhà tuyển dụng cần họ làm được việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương theo năng lực chứ không trả lương theo bằng cấp.

cử nhân thất nghiệp
Nhiều người có bằng cử nhân, đại học nhưng trình độ chưa tương xứng (Ảnh: minh họa)

 

Nhiều doanh nghiệp lắc đầu ngán nghẩm khi được hỏi tại sao cử nhân lại thất nghiệp nhiều như thế. Họ cho rằng, cử nhân thất nghiệp chủ yếu là do “năng lực không đủ, đòi hỏi quá nhiều, không chịu khó, chịu khổ”.

Sau một thời gian loay hoay tìm việc, nhiều người chuyển hướng sang học những trường trung cấp được đánh giá là dễ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp. Một số người chạy theo phong trào mà chưa hẳn đã có những định hướng cụ thể.

Hiện tại lượng sinh viên đổ xô vào học các trường trung cấp y, dược trong cả nước ngày càng lớn. Các bậc cha mẹ thường định hướng cho con vào những chỗ được được “ đặt” sẵn hoặc tự mở tiệm thuốc kinh doanh sau khi có tấm bằng trung cấp. Nhưng số người cùng “đặt” chỗ thì quá nhiều, tiệm thuốc mọc lên như nấm trong khi trình độ của các y, dược sĩ lại chưa tốt. Liệu họ có tiếp tục rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp như trước đây ?

Đừng chạy theo phong trào mà cần có định hướng cụ thể !

Dù muốn theo học bất cứ ngành nghề gì trước tiên cần có những định hướng rõ ràng cho các em học sinh. Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nhiều năm tiếp theo sau khi các em tốt nghiệp đại học chứ không phải nhu cầu nhân lực ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa khi đã quyết định theo học các bạn sinh viên cần chú tâm vào việc học tập, thường xuyên trau dồi kỹ năng mềm, tăng cường trải nghiệm thực thế để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng sau khi ra trường.

Ms: Smile

4.3 (313 đánh giá)
Vì sao thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học trung cấp ?Vì sao thạc sĩ, cử nhân cất bằng đi học trung cấp ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Định nghĩa 1 Trưởng phòng Nhân sự “xịn” là như thế nào?

Định nghĩa 1 Trưởng phòng Nhân sự “xịn” là như thế nào?

Nhân sự là 1 trong những vị trí không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức lao động của một DN. Và trưởng phòng nhân sự chính là đích đến trong ước mơ thăng...

01.11.2024 142

Cung cầu lao động vẫn lệch pha

Cung cầu lao động vẫn lệch pha

Trong lúc rất nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam cơ cấu lại lao động do gặp khó khăn về đơn hàng thì một số doanh nghiệp ở các tỉnh lại tuyển khôn...

02.03.2023 520

Top 4+ ngành trả lương công nhân cao nhất hiện nay

Top 4+ ngành trả lương công nhân cao nhất hiện nay

Lương công nhân hiện nay đã không còn bèo bọt như những năm trước đây. Với các khoản phụ cấp, tăng ca, ăn theo sản phẩm, khoản thu nhập này thậm chí c...

21.09.2022 37622

Vì sao công nhân nam khó xin việc? 5 giải pháp khắc phục

Vì sao công nhân nam khó xin việc? 5 giải pháp khắc phục

Sở hữu sức khỏe tốt, khả năng thích ứng nhanh với công việc, thế nhưng nhiều công nhân nam vẫn rơi vào thất nghiệp trong thời gian dài. Nguyên nhân do...

14.09.2022 15431