Việt Nam cần nhiều kỹ sư khoa học công nghệ.
25.03.2016 2051 haiyen.tran37
Việt Nam là một trong những nước đào tạo ra nhiều kỹ sư nhất trên thế giới trong đó có các kỹ sư nằm trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Nhưng do những bất cập trong đạo tào và định hướng nghề nghiệp nên hiện nay đội ngũ khoa học công nghệ Việt Nam vẫn chưa phải là hùng hậu. Thậm chí chúng ta thiếu từ những kỹ sư đầu đàn giỏi đến những kỹ sư có kỹ năng làm việc tốt.

Doanh nghiệp nói gì về kỹ sư khoa học công nghệ của Việt Nam
Vào năm 2014, một doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, cần khoảng 200 kỹ sư trong lĩnh vực thiết kế bo mạch điện tử. Nhưng Việt Nam không thể đáp ứng được lượng nhân lực này. Trong khi chúng ta có hàng ngàn kỹ sư điện tử ra trường mỗi năm, chưa kể những kỹ sư đã có nhiều kinh nghiệm làm việc. Một điều đáng buồn đó là tỷ lệ sát hạch kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam theo tiêu chuẩn mà phía Nhật Bản đưa ra chỉ đạt 10 %. Có lẽ đây là minh chứng rõ ràng nhất chứng tỏ sự hạn chế trong năng lực của kỹ sư Việt Nam. Một trong những lý do Việt Nam có quá nhiều kỹ sư thất nghiệp trong khi nhân lực cho các doanh nghiệp vẫn thiếu.
Còn bà Nicola Connolly, phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đã nhận xét rằng khi tuyển kỹ sư trẻ của Việt Nam doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu, mất ít nhất là 6 tháng đến một năm. Không chỉ về kiến thức chuyên môn và còn cả kỹ năng mềm và khả năng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp của kỹ sư Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ chính việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là lý do lớn mà họ không thể đầu tư tối đa ở Việt Nam.

Cần thẳng thắn nhìn nhận chất lượng đào tạo và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ !
Việt Nam phải thẳng thắn nhìn nhận vào thực tế chất lượng kỹ sư khoa học công nghệ chúng ta còn non kém. Mà một phần nguyên nhân của thực trạng này là do quy trình đạo tạo chưa chất lượng nếu không muốn nói là đào tạo tràn lan. Lượng sinh viên theo học các ngành khoa học công nghệ là rất lớn nhưng số người thực sự đam mệ và quyết tâm theo đuổi nghề lại không nhiều.
Trước khi bước vào giảng đường đại học các bạn học sinh và các bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu hết về nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Đa phần các bạn cho ngành học và chọn nghề theo cảm tính, theo phong trào nhiều hơn vì đam mệ và chưa có sự tính toán kỹ lưỡng cho tương lai. Công tác hướng nghiệp của Việt Nam cần được làm tốt hơn, sâu sát hơn để tránh cho các em học sinh và phù huynh hiểu sai và định hướng sai trong việc chọn nghề.

Về phần đào tạo nhân lực khoa học học công nghệ của nước ta. Các trường đại học đòi hỏi ở sinh viên chưa cao, chưa khắt khe nên chưa thúc đẩy được sinh viên nỗ lực học tập và trau đồi kỹ năng. Sinh viên chưa chủ động tìm kiếm những cơ hội thực hành và cọ xát thực tế mà hầu hết ỷ lại vào nhà trường. Có lẽ ít có nước nào mà sinh viên theo học đại học lại “nhàn” như sinh viên Việt Nam. Sinh viên có rất nhiều thời gian để chơi để cuối cùng ra trường lại không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp kể cả trong nước và ngoài nước. Theo khảo sát 70 % kỹ sư khoa học công nghệ của Việt Nam cần đào tạo lại từ đầu sau khi ra trường.
Nâng cao chất lượng đào tạo là một vấn đề cần sự phối hợp từ nhiều phía và là một bài toán dài hơi, nhiều thách thức đối với Việt Nam. Nhưng là bài toán nhất thiết phải giải quyết nếu Việt Nam muốn có một nguồn nhân lực kỹ sư khoa học công nghệ chất lượng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong nước mà còn là cách để thu hút vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Mở ra thêm nhiều cơ hội cho sự phát triển của nước ta không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Ms. Công nhân