Xét Đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch

20.12.2018 4501 hongthuy95

Vieclamnhamay.vn đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần về ý thức đề cao “đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch”, nhất là với những phiên dịch mới vào nghề hay ứng viên tìm việc phiên dịch viên. Vậy đạo đức nghề nghiệp đó được thể hiện qua những yếu tố nào? Xin dành bài viết hôm nay để phân tích cùng bạn…

xét đạo đức nghề nghiệp trong nghề phiên dịch
Đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch được thể hiện thế nào?

Phiên dịch viên – những người làm công việc chuyển đổi ngôn ngữ thông qua hình thức nói, lời dịch của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành - bại của buổi làm việc hôm đó, thậm chí tác động đến sự hợp tác, gắn kết của cả một công ty - tập đoàn - đất nước… Chỉ cần một chút sai sót, một từ/ cụm từ bị dịch không sát ý/ dịch sai cũng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chỉ khi xác định và nêu cao đạo đức nghề nghiệp trong nghề, phiên dịch viên mới ý thức được vai trò để chịu trách nhiệm về lời dịch của mình. Đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch được thể hiện qua:

- Tuyệt đối giữ bí mật

Nghề dịch thuật ngôn ngữ nói chung và Nghề Phiên dịch nói riêng luôn làm việc với rất nhiều đối tác và loại tài liệu có nội dung cực kỳ nhạy cảm và quan trọng. Do đó, quy tắc bắt thành văn là phiên dịch viên phải đảm bảo tuyệt đối giữ bí mật về mọi thông tin liên quan với các phiên dịch viên khác, đồng nghiệp trong ngành hay người không liên quan: từ các cuộc thăm khám y tế tới chỉ định phiên dịch tại tòa án; từ các hội nghị đến các cuộc họp kinh doanh, cuộc họp, thảo luận của lãnh đạo cấp cao … tất cả đều được giữ kín từ khi nhận được tài liệu tham khảo cho đến khi thực hiện phiên dịch và sau khi hoàn thành buổi dịch. Nói một cách đơn giản, làm Nghề Phiên dịch, phiên dịch viên không bao giời được mang những thông tin mà mình biết ra nói chuyện phiếm trên bàn ăn, trong cuộc nhậu chỉ để khoe khoang, thể hiện.

xét đạo đức nghề nghiệp trong nghề phiên dịch
PDV không được tiết lộ những thông tin về nội dung dịch cho người khác biết

- Thực sự khách quan

Lẽ dĩ nhiên, mọi phiên dịch viên đều rất dễ có sự đồng cảm với khách hàng. Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp yêu cầu bạn phải luôn giữ được thái độ khách quan trong mọi lời dịch, nhất là các chủ đề hay tình huống nhạy cảm – tuyệt đối không được đưa ra ý kiến chủ quan của mình khi dịch, điều này có thể nhấn mạnh hơn/ làm giảm đi hoặc làm sai đi ý nghĩa lời nói thực sự mà người nói muốn truyền tải. Trường hợp lời dịch của bạn gây ảnh hưởng lên các quyết định hay cảm nhận của người nghe, bạn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu hậu quả gây ra là nghiêm trọng.

- Biết từ chối đúng lúc

Một buổi phiên dịch có thể mang lại cho bạn hàng chục, thậm chí hàng trăm USD/ 1 ngày. Tuy nhiên, sẽ thế nào nếu bạn cứ “vơ cả nắm” hợp đồng trong khi bạn không có đủ thời gian hay không chuyên về lĩnh vực, chuyên ngành đó? Tất nhiên, buổi phiên dịch có nguy cơ thất bại rất cao kéo theo uy tín, thương hiệu mà bạn xây dựng bao lâu nay sẽ mất. Một phiên dịch viên chuyên nghiệp sẽ biết khi nào nên nhận việc, khi nào không – biết từ chối những dự án quá sức hoặc bản thân không có đủ thời gian cho dự án đó – hãy nói “không, cảm ơn!” và trình bày lý do vì sao không để vừa có thể từ chối khéo léo nhất, vừa khiến khách hàng chấp nhận nhưng vẫn sẽ mời bạn hợp tác cho những dự án sau nếu có cơ hội.

xét đạo đức nghề nghiệp trong nghề phiên dịch
Hãy biết từ chối những dự án vượt quá khả năng hoặc không đủ thời gian thực hiện

- Đảm bảo sự trọn vẹn

Là đảm bảo việc chuyển đổi từ ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thật chính xác và không làm mất đi ý nghĩa trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, không chấp nhận bất kỳ lời dịch nào lược bỏ hay thêm bớt làm thu hẹp hay bổ sung thêm nội dung, ý nghĩa ngoài ý đồ truyền tải từ ngôn ngữ đích.

- Luôn tự đánh giá bản thân

Hãy trả lời các câu hỏi như: “Tôi có thấy hài lòng với những dự án phiên dịch mà mình đã làm không?” – “Tôi đã có thể khách quan hơn trong giai đoạn nào của một dự án phiên dịch mà mình đã làm không?” – “Tôi có thói quen xấu nào cần phải sửa đổi không?”… để tự đánh giá bản thân sau mỗi buổi dịch hoặc định kỳ vài tuần, 1 tháng hay 1 quý, 1 năm. Kết hợp tự đánh giá bản thân với nhận xét từ người khác (có chuyên môn) để xác định năng lực và chất lượng công việc hiện có của bản thân, xem xem mình cần cải thiện những gì, cải thiện như thế nào… để luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng những bản dịch chuẩn nhất.

xét đạo đức nghề nghiệp trong nghề phiên dịch
Một PDV chuyên nghiệp luôn biết tự đánh giá bản thân để hoàn thiện hơn

Hy vọng qua bài phân tích chi tiết trên đây của Vieclamnhamay.vn sẽ giúp bạn xác định được những đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch, từ đó tự đánh giá sự thỏa mãn của bản thân, xem xét những khía cạnh, yếu tố chưa đáp ứng được và rèn luyện để hoàn thiện hơn mỗi ngày.

Ms. Công nhân

4.4 (244 đánh giá)
Xét Đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch Xét Đạo đức nghề nghiệp trong Nghề Phiên dịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 888

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 800

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1026

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 280