13 nghề dễ chết nhất. Bạn có nằm trong số nghề đó?
19.12.2017 5862 tuyencongnhan
MỤC LỤC
- 1. Ngành xây dựng
- 2. Ngành vận chuyển
- 3. Những ngành khai thác thiên nhiên
- 4. Ngành dịch vụ doanh nghiệp
- 5. Ngành sản xuất
- 6. Ngành thương mại bán lẻ
- 7. Ngành giải trí và tiếp tân khách sạn
- 8. Ngành thương mại bán buôn
- 9. Ngành khai thác mỏ và khai thác khí gas
- 10. Ngành giáo dục và dịch vụ sức khỏe
- 11. Những ngành trong lĩnh vực kinh tế
- 12. Ngành cung cấp thông tin
- 13. Nhân viên kĩ thuật
Nhiều người cho rằng, những nghề làm việc trong môi trường đầy hóa chất hay công nghiệp nặng... sẽ mang nhiều nguy hiểm. Thế nhưng, sau đây là 13 nghề được cho là "làm việc nhẹ nhàng" mà lại có tỉ lệ tử vong cao bất ngờ. Vieclamnhamay.vn xin đăng tải để các bạn làm trong nghề này lưu ý phòng tránh những tai nạn, rủi ro có thể xảy ra bất chợt với mình...
1. Ngành xây dựng
Các nguyên nhân tử vong trong ngành này thì có vô số, như té từ trên các giàn giáo xuống do trượt chân, đứt dây khi đang sơn... Nhưng ít ai lại nghĩ nguyên nhân chính gây ra hơn 796 cái chết trong năm ngoái tại Mỹ lại là do các công nhân bị các thiết bị như cần cẩu, búa va phải, thậm chí là súng bắn đinh bị trục trặc.
2. Ngành vận chuyển
Một ngành với những tai nạn giao tông luôn rình rập trong mọi hoạt động làm việc, nhưng đó lại là một tỉ lệ rất thấp trong con số 683 cái chết trong ngành. Ngành vận chuyển là ngành mà công nhân phải chạm mặt với xã hội, cộng đồng xung quanh nhiều nhất, và ít nhiều cũng sẽ nảy sinh tư thù với ai đó, nên nguyên nhân tử vong chính trong ngành này là giết người, thậm chí là giết người cướp của.

3. Những ngành khai thác thiên nhiên
Săn bắn, đánh bắt cá, khai thác rừng và lâm sản... đây là những nghề mà ai cũng biết sẽ phải có thương vong gây ra do những công cụ săn bắt nguy hiểm mà những người thợ săn, câu cá đều phải mang bên mình. Nhưng thực chất, nguyên nhân chính gây ra những cái chết này lại là do thiên nhiên và động vật.
4. Ngành dịch vụ doanh nghiệp
Điều mà ai cũng nghĩ tới đầu tiên khi nghe từ doanh nghiệp và doanh nhân: Những người chuyên nghiệp ăn bận chỉnh tề, sang trọng và luôn để ý tới mọi việc mình làm một cách cẩn thận. Nhưng thực chất ngành này có nhiều lĩnh vực nhỏ với những yêu cầu công việc khác nhau, và khá ngạc nhiên khi tới hơn 408 người trong ngành này lại tử vong vì té ngã hay bị máy móc đè.
5. Ngành sản xuất
Ai cũng đều nghĩ ngay tới các nguyên nhân gây nên những tai nạn trong các nhà máy sản xuất như các thanh kim loại bị ngã đè chết công nhân hay ngộ độc bụi kim loại, thậm chí là do bị mắc vào máy móc dẫn tới những cái chết kinh khủng. Nhưng ít ai ngờ tỉ lệ này lại thấp hơn tỉ lệ tử vong gây ra do tai nạn giao thông và ngộ độc thực phẩm trong ngành này.
6. Ngành thương mại bán lẻ
Tuy cũng có nhiều thương vong với cùng nguyên nhân như thương mại bán sĩ khi bị té ngã hay bốc dỡ hàng hóa, nhưng nguyên nhân chính lại là do giết người, do các sản phẩm bán lẻ thưởng được đưa vào bán ở các tiệm tạp hóa, mục tiêu ngon lành của bọn trộm cướp có vũ trang, nên hầu hết những cái chết trong ngành này là do cướp của giết người nhiều hơn là do tai nạn.
Bạn muốn xem thêm: Những nghề nào ở Việt Nam có nguy cơ ngoại tình cao nhất?
7. Ngành giải trí và tiếp tân khách sạn
Nguyên nhân chính là do các vụ giết người và cũng khá lạ với ngành này. Nhưng nếu nghĩ kĩ thì rất có thể là do cướp của giết người, hay thậm chí là do tư thù cá nhân. Đã có tới 202 người trong ngành tử vong do nguyên nhân trên.
8. Ngành thương mại bán buôn
Với tỉ lệ 190 người chết hàng năm, con số này được cho là còn cao hơn cả ngành khai thác mỏ. Nguyên nhân chính là do ngành này bao gồm việc bốc dỡ hàng, chở các kiện hàng nặng bằng xe nâng. Và thường thì tai nạn chết người xảy ra khi các lô hàng bị đổ và đè nát người đứng ở dưới.

9. Ngành khai thác mỏ và khai thác khí gas
Trong ngành khai thác mỏ thì không lạ gì khi các công nhân luôn bị cái chết rình rập, nhiều cái chết từng xảy ra do sập hầm, tai nạn khi đang vận chuyển. Nhưng gần đây, một loại nguyên nhân tử vong ít ai ngờ tới nhất là do bị những dụng cụ và thiết bị đào bới va phải. Điều làm nhiều người ngạc nhiên là số lượng người tử vong một năm là 154 người. Theo thống kê thì đó là quá thấp đối với một ngành nghề có thể làm bạn chết "bất đắc kì tử".
10. Ngành giáo dục và dịch vụ sức khỏe
Đã có tới 131 người mất mạng do các vụ xả súng, tai nạn giao thông và vì vấp ngã. Và trong đó có 100 cái chết là thuộc ngành dịch vụ Y tế, ngành mà đúng ra phải cứu người, nhưng bản thân những người trong ngành lại không thể thoát khỏi cái chết.
11. Những ngành trong lĩnh vực kinh tế
Đã có tới 84 cái chết của những nhân viên trong ngành này. Và ít ai nghĩ là nghề mà bạn thực sự chỉ cần ngồi bấm máy tính, trả lời điện thoại và viết báo cáo lại có nhiều cái chết từ nguyên nhân như tự sát, giết người và tai nạn giao thông.
12. Ngành cung cấp thông tin
Thật bất ngờ khi ngành nghề mà ai làm cũng chỉ ngồi không, trả lời điện thoại mà cũng có tới 39 người chết vào năm ngoái. Thực ra là ngành này cũng đòi hỏi bạn phải biết sữa chửa và bảo trì những máy móc và thiết bị công nghệ cao, và nguyên nhân tử vong là do vấp chân té ngã vào những vật nhọn xung quanh, thậm chí là do tai nạn giao thông do công việc này cũng đòi hỏi bạn phải di chuyển liên tục chứ không phải "ăn không ngồi rồi" như nhiều người nghĩ.
13. Nhân viên kĩ thuật
Ít ai lại nghĩ những người làm trong các nhà máy lọc nước, điện hạt nhân và những nơi làm việc ở những chỗ cheo leo lại có ít nguy cơ tử vong hơn ngành nhân viên kĩ thuật cho các công ty lớn. Năm vừa rồi, đã có 23 người chết khi sửa chữa, bảo trì những hộp biến điện và cầu dao bên trong chỗ làm do hở điện, chập. Và dường như nguyên do chính vẫn là do sự chủ quan của nhân viên khi không mang theo các dụng cụ bảo vệ cần thiết dù công việc lớn hay nhỏ.
Xem thêm: Những ngành nghề có mức lương cao nhất tại Việt Nam
Mr. Công Nhân