2 Tình huống “oái oăm” trong Nghề và bài học rút ra cho Phiên dịch viên
10.01.2019 4098 hongthuy95
Vieclamnhamay.vn luôn luôn nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp của người phiên dịch trong Nghề. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những tình huống tưởng chừng không thể xảy ra nhưng bằng sự ứng phó của mình, các Phiên dịch viên hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hoặc linh hoạt ứng phó khéo léo. Chi tiết mỗi tình huống sẽ có trong bài viết dưới đây

Tình huống 1: Phiên dịch giúp cảnh sát
+ Tình huống
Một tên trộm là người nước ngoài bị cảnh sát địa phương bắt giữ vì tội ăn trộm nữ trang số lượng lớn. Lúc này, cảnh sát cần người phiên dịch trong quá trình tra khảo. Họ bảo Phiên dịch viên hãy nói với tên trộm là:
- Hãy khai ra nơi cất giấu số nữ trang mà anh đã đánh cắp, nếu không, anh sẽ bị tử hình.
Tên trộm sau khi nghe Phiên dịch viên nói lại thì sợ quá nên vội khai thật rằng:
- Đừng bắn tôi! Tôi đã chôn chúng ở nơi cách nhà trọ của mình khoảng 3m về hướng Đông.
Tuy nhiên, người Phiên dịch viên đó lại quay sang nói với cảnh sát là:
- Hắn nói: “Hãy bắn tôi đi!”
+ Bài học rút ra
Làm nghề phiên dịch, mọi Phiên dịch viên phải đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu – tuyệt đối tuân thủ nội dung ngôn ngữ gốc – tránh để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng lời dịch gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Tình huống 2: Phiên dịch hội nghị và tràng cười thật to
+ Tình huống
Một vị tiến sĩ người Anh có buổi giao lưu với sinh viên tại một trường Đại học tại Nhật Bản. Khi đó, ông cần một Phiên dịch viên biết tiếng Nhật để có thể truyền đạt lại những lời nói của ông.
Tại buổi giao lưu, ông đã kể một câu chuyện cười bằng tiếng Anh và nó khá dài. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên của trường đều không thạo tiếng Anh nên cần được phiên dịch.
Ngay sau khi vị tiến sĩ này kể xong, Phiên dịch viên lập tức truyền đạt lại bằng tiếng Nhật. Và một điều lạ là người phiên dịch này chỉ nói đúng 1 câu (trong khi vị tiến sĩ kể chuyện dài đến 5 phút) đã khiến cả hội trường cười lớn.
Kết thúc buổi giao lưu, vị tiến sĩ bằng hỏi Phiên dịch viên:
- Tôi đã kể câu chuyện dài gần đến 5 phút nhưng sao anh chỉ dịch có đúng 1 câu đã khiến tất cả mọi người đều cười lớn?
Phiên dịch viên trả lời:
- Có gì đâu. Tôi chỉ nói với toàn thể sinh viên một câu đó là: “Ông tiến sĩ đây đã vừa kể một câu chuyện cười cho các bạn, để đáp lại điều đó, các bạn hãy cười thật to!”. Chỉ có vậy thôi.
+ Bài học rút ra
Trong một số trường hợp, Phiên dịch viên không bắt buộc phải cứng nhắc hay rập khuôn dịch lại nguyên si toàn bộ lời nói của diễn giả; phải linh động, nhanh nhạy xử lý tình huống khi dịch; có như vậy mới không gây nhàm chán cho người nghe, ngược lại, còn làm thay đổi không khí cuộc nói chuyện trở nên sôi nổi, thu hút hơn.

Thế mới thấy, nghề phiên dịch không chỉ đơn thuần là công việc chuyển đổi ngôn ngữ; để có được những bản dịch chuẩn, các Phiên dịch viên cần hội tụ đủ các yếu tố kiến thức - kỹ năng - kinh nghiệm - đạo đức nghề nghiệp.
Nếu bạn cũng biết những tình huống "oái oăm" trong nghề như vậy? Hãy chia sẻ cùng Vieclamnhamay.vn nhé!
Ms. Công nhân