4 cách chia bố cục CV tạo ấn tượng ngay lập tức với Nhà tuyển dụng
27.04.2019 21219 hongthuy95
Tùy thuộc vào ứng viên đang là đối tượng xin việc thế nào mà áp dụng 1 trong 4 cách chia bố cục CV được Vieclamnhamay.vn chia sẻ dưới đây để ghi điểm với Nhà tuyển dụng, thay vì trình bày theo mẫu CV rập khuôn phổ biến.
Bạn là ứng viên tìm việc và đang tham khảo những mẫu CV có sẵn trên mạng. Tuy được xem là CV chuẩn, cả về hình thức, cách chia bố cục đến gợi ý nội dung đề cập; tuy nhiên, có thể nhà tuyển dụng (NTD) sẽ không ấn tượng với CV của bạn vì “chẳng có gì nổi bật”. Do đó, bạn cần đưa những thông tin nổi bật nhất lên đầu CV; để khi NTD lướt qua, họ ngay lập tức nhìn thấy và đánh giá sơ bộ sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển và hào hứng đọc tiếp CV.
(Tham khảo thêm NTD muốn đọc được gì trong CV xin việc của ứng viên: Tại đây!)
3 kiểu ứng viên tìm việc thường gặp nhất
Đó có thể là:
-
Ứng viên đã có kinh nghiệm
-
Ứng viên xin việc trái ngành
-
Ứng viên mới ra trường
CV bao gồm những gì?
Vieclamnhamay.vn đã trình bày điều này rất nhiều lần ở các bài viết liên quan đến CV trước đó. Tuy nhiên, cũng xin được nhắc lại, một CV chuẩn sẽ bao gồm những mục (nội dung) cơ bản như sau:
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Quá trình học tập
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Kỹ năng
-
Người tham khảo...
4 cách chia bố cục CV tạo ấn tượng với Nhà tuyển dụng
Tùy vào mục đích - ý muốn và dạng đối tượng tương ứng mà ứng viên nên sắp xếp các thông tin trong CV ở các vị trí hợp lý nhất, đảm bảo gây ấn tượng ngay lập tức với NTD; tránh trường hợp trong 6s ngắn ngủi lướt qua, người đọc chả thấy điểm nổi bật nào ở CV của bạn cả.
Dưới đây là 4 cách chia bố cục CV chuẩn nhất được Vieclamnhamay.vn tổng hợp và chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của phần đa ứng viên và bật mí của các HR “khó tính”…
♦ Cách chia bố cục CV chuẩn thường gặp nhất
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Học vấn
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Hoạt động ngoại khóa (có thể viết hoặc không)
-
Kỹ năng và thành tích
-
Người tham khảo
Cách sắp xếp thông tin CV này phù hợp với tất cả ứng viên và gần như được sử dụng phổ biến nhất, vì nó bao gồm những mục cơ bản nhất mà NTD muốn đọc được trong một bản CV. Việc chia bố cục CV như thế này cũng giúp NTD dễ hơn trong việc Scan và Skim CV của bạn.
♦ Cách chia bố cục CV cho ứng viên đã có kinh nghiệm
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Tóm tắt nghề nghiệp
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Học vấn
-
Kỹ năng
-
Người tham khảo
Đọc qua thì thấy có vẻ giống với cách chia thường gặp; tuy nhiên, khác biệt ở chỗ nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy sắp xếp một mục Tóm tắt nghề nghiệp ở đầu CV. Tại đây, bạn có thể tóm tắt sơ lược nhưng đầy đủ nhất những kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của bạn để NTD có thể lướt qua và nắm bắt ngay lập tức, xem xét và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Những phần còn lại thì không có thay đổi nhiều lắm. Tuy nhiên, đừng quên tập trung nhiều vào phần Kinh nghiệm làm việc nhé; có thể bỏ qua hoạt động ngoại khóa
♦ Cách chia bố cục CV cho ứng viên xin việc trái ngành
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Kinh nghiệm liên quan
-
Các kinh nghiệm khác
-
Kỹ năng làm việc
Nếu bạn là ứng viên xin việc trái ngành, bạn cũng giống như phần lớn sinh viên mới ra trường bởi chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế ở ngành nghề đó. Tuy nhiên, điểm lợi thế của bạn là đã đi làm rồi, có kinh nghiệm làm việc và sở hữu nhiều kỹ năng có thể áp dụng vào công việc mới. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp rõ ràng, các kỹ năng làm việc nổi bật nên đưa lên đầu CV. Bạn cần trình bày để NTD biết tại sao bạn học một ngành lại muốn làm một ngành khác – đang làm công việc này lại muốn nhảy việc sang công việc khác…; sau đó chia phần kinh nghiệm làm việc thành 2 phần: 1 là kinh nghiệm làm việc có liên quan đến vị trí ứng tuyển, 2 là các kinh nghiệm nổi bật khác; sau cùng, nếu kinh nghiệm liên quan không có hoặc chưa có nhiều, hãy chú trọng đến phần Kỹ năng bằng cách trình bày những kỹ năng càng liên quan nhiều đến vị trí ứng tuyển càng tốt
♦ Cách chia bố cục CV cho ứng viên mới ra trường
-
Thông tin cá nhân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Học vấn
-
Kỹ năng
-
Kinh nghiệm làm việc
-
Hoạt động ngoại khóa
-
Thành tích đạt được (nếu có)
Hầu hết sinh viên mới ra trường đều chưa, thậm chí không có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, để CV của bạn nổi bật và gây ấn tượng với NTD, sắp xếp thông tin CV theo kiểu thông thường không có hiệu quả, thay vào đó, phải chia bố cục khác đi (như trên). Hãy để phần Học vấn và Kỹ năng ở đầu CV; nếu Kinh nghiệm làm việc không có hoặc chưa có nhiều thì cần tập trung nhiều hơn vào phần Hoạt động ngoại khóa nhé, nêu cụ thể Thành tích đạt được nếu có thì càng tốt. Hãy cho NTD thấy sự cầu tiến và ham học hỏi của một sinh viên vừa tốt nghiệp cùng mong muốn có được vị trí công việc đó như thế nào…
Nên nhớ rằng tùy từng đối tượng ứng viên tìm việc khác nhau mà tương ứng chia bố cục CV cho phù hợp; đảm bảo tạo ấn tượng ngay lập tức với NTD. Hy vọng 4 cách chia bố cục CV được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn.
Chúc bạn tìm việc thành công!
Ms. Công nhân