7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

29.05.2018 3372 bientap

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhân viên kế toán trong doanh nghiệp, bạn không chỉ cần thành thạo các nghiệp vụ mà còn phải nắm vững các nguyên tắc làm việc cơ bản. Tuyencongnhan.vn xin chia sẻ 7 nguyên tắc “được” cần phải được áp dụng trong công việc để các bạn kế toán viên tham khảo.

7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

Nhân viên kế toán cần áp dụng những nguyên tắc nào trong công việc?

► Nguyên tắc giá gốc – Giá phí

Khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua công cụ dụng cụ, tài sản cố định, nguyên vật liệu… thì giá trị của tài sản đó không phải tính theo giá cả thị trường mà tính theo giá gốc tại thời điểm mua, cộng với các chi phí liên quan (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Ví dụ doanh nghiệp cần mua 5 máy tính với mức giá 50 triệu đồng, chưa bao gồm 10% thuế GTGT. Chi phí vận chuyển là 1,2 triệu đồng (chưa gồm thuế) và chi phí lắp đặt – cài đặt là 1 triệu đồng.

Theo nguyên tắc giá gốc thì giá trị của dàn máy tính là = trị giá + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt – cài đặt = 50.000.000 + 1.200.000 + 1.000.000 = 52.000.000 đồng.

► Nguyên tắc nhất quán

Nguyên tắc này liên quan đến việc sử dụng các chính sách, phương pháp kế toán. Theo đó, trong một kỳ kế toán năm, doanh nghiệp chỉ được áp dụng các chính sách, phương pháp hạch toán kế toán đã lựa chọn – không được tự ý đổi sang phương pháp khác. Ví dụ doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao TSCD đường thẳng thì trong suốt quá trình hạch toán năm, nhân viên kế toán chỉ được áp dụng phương pháp này. Trường hợp muốn thay đổi chính sách, phương pháp đã chọn thì kế toán viên phải trình bày rõ lý do và tác động của sự thay đổi đó trong báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp để các nhà quản lý cân nhắc đổi mới cho phù hợp.

7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

Kế toán viên chỉ được áp dụng phương pháp hạch toán mà doanh nghiệp đã thống nhất lựa chọn

► Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng chính là việc cẩn thận cân nhắc, đưa ra các phán đoán hợp lý để lập các ước tính kế toán trong những trường hợp không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu kế toán viên:

- Không đưa ra phán đoán quá lớn với những khoản dự phòng

- Không đưa ra phán đoán cao hơn giá trị của tài sản - khoản thu nhập

- Không đưa ra phán đoán thấp hơn giá trị các khoản nợ cần phải trả - chi phí

- Doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng đảm bảo chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế.

- Chi phí của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng đảm bảo chắc chắn về khả năng phát sinh chi phí.

Ví dụ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê nhà trong 6 tháng và đã nhận đủ tiền thuê 6 tháng. Tuy nhiên, nhân viên kế toán không thể ghi nhận tất cả doanh thu đó trong 1 tháng phát sinh mà chỉ ghi nhận doanh thu của tháng thứ nhất, 5 tháng còn lại phản ánh qua đối tượng là doanh thu chưa thực hiện và tiến hàng ghi nhận theo từng tháng tiếp theo.

7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

Doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận theo từng tháng phát sinh

► Nguyên tắc phù hợp

Theo nguyên tắc này, khi ghi nhận doanh thu, sẽ có 1 khoản chi phí tương ứng giúp tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng doanh thu bao gồm: chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả - có liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Trường hợp doanh nghiệp thuê văn phòng làm việc trong 12 tháng và theo thỏa thuận phải chi trả tổng tiền thuê của 12 tháng. Tuy nhiên, khi thực hiện việc hạch toán, kế toán viên không thể phản ánh chi phí của 12 tháng đó cho 1 tháng phát sinh mà áp dụng cho đối tượng kế toán là chi phí trả trước ngắn hạn và thực hiện việc phân bổ chi phí thuê văn phòng cho 11 tháng tiếp theo, tính từ tháng phát sinh.

► Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Với nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp bao gồm tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí, nguồn vốn chủ sở hữu - nhân viên kế toán thực hiện việc ghi nhận vào sổ kế toán ở thời điểm phát sinh, chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Ví dụ doanh nghiệp ghi nhận một khoản thu 50 triệu đồng vào tháng 5 nhưng tháng 6 mới nhận được tiền thì thời điểm ghi nhận vào sổ kế toán là tháng 5. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc dồn tích phản ánh tình hình tài chính của nghiệp ở thời điểm quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai.

7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

Kế toán viên thực hiện việc ghi nhận vào sổ kế toán vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế đó phát sinh

► Nguyên tắc hoạt động liên tục

Khi lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, nhân viên kế toán phải dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và vẫn tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần (Không có ý định thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động). Trường hợp dựa trên một cơ sở khác (không phải hoạt động liên tục) thì kế toán viên phải giải thích rõ cơ sở sử dụng trọng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

► Nguyên tắc trọng yếu

Nhân viên kế toán phải thực hiện việc thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin có tính chất trọng yếu (thiếu lượng thông tin hoặc thông tin không đảm bảo độ tin cậy – có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của báo cáo tài chính, tác động đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính) trên cả 2 phương diện định lượng – định tính, để làm cơ sở cho các nhà quản lý cần nhắc đưa ra quyết định phù hợp. Nguyên tắc này sẽ được các nhân viên kế toán vận dụng vào việc làm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những nội dung có bản chất kinh tế riêng biệt, mang tính chất trọng yếu phải được trình bày trong một khoản mục riêng biệt trên báo cáo tài chính.

7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

Nhân viên kế toán cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc làm việc

Trên đây là 7 nguyên tắc kế toán được quy định trong Luật kế toán do Quốc hội ban hành. Hy vọng những thông tin mà Tuyencongnhan.vn đã chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành cũng như những ứng viên mới vào nghề bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết để áp dụng vào công việc.

Ms.Công nhân

4.1 (31 đánh giá)
7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết 7 Nguyên tắc “vàng” áp dụng trong công việc Kế toán viên cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suất ăn công nghiệp là gì? Thực đơn suất ăn công nghiệp gồm những món nào?

Suất ăn công nghiệp là gì? Thực đơn suất ăn công nghiệp gồm những món nào?

Hầu hết các phân xưởng, xí nghiệp quy mô đều phục vụ cơm ca cho người lao động. Mỗi công nhân sẽ có suất ăn công nghiệp riêng. Vậy suất ăn công nghiệp...

31.10.2024 55

Hỡi ơi 05 chế độ bất công mà công ty, nhà máy dành cho công nhân

Hỡi ơi 05 chế độ bất công mà công ty, nhà máy dành cho công nhân

Lương và chế độ là yếu tố then chốt thu hút và giữ chân lao động ở lại làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đặc biệt với công nhân, LĐPT vốn r...

15.10.2024 154

Liệt kê 04 tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên theo dõi và phát triển mẫu trong nhà máy

Liệt kê 04 tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên theo dõi và phát triển mẫu trong...

Là một trong những vị trí không thể thiếu trong các công ty, nhà máy sản xuất hàng may mặc hay giày da, nhân viên theo dõi và phát triển mẫu luôn được...

10.10.2024 112

Danh mục 50+ từ viết tắt thường gặp trong nhà máy

Danh mục 50+ từ viết tắt thường gặp trong nhà máy

Để đảm bảo tính thuận tiện và nhanh chóng trong việc ghi chép và truyền đạt thông tin, trên các văn bản nội quy hay thông báo công việc, các nhà quản...

09.10.2024 189