Availability là gì trong bảo trì? Cách giảm Downtime - tăng Availability hiệu quả
31.07.2024 195 hongthuy95
Hệ thống bảo trì, bảo dưỡng đảm bảo hoạt động trơn tru và xuyên suốt khi yếu tố availability luôn sẵn sàng. Bạn có biết Availability (tính sẵn sàng) là gì trong bảo trì? Cách tính Availability chuẩn thế nào? Cách giảm downtime - tăng availability ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!
Availability (tính sẵn sàng) là gì trong bảo trì?
Availability, dịch là tính sẵn sàng trong bảo trì (cũng có thể hiểu là tính khả dụng) - thể hiện khả năng của một thiết bị hoặc hệ thống hoạt động và phục vụ mục đích sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, được quy ước ra thời gian.
Hiểu một cách đơn giản, Availability cho thấy thời gian mà một thiết bị hoặc hệ thống thực sự hoạt động so với thời gian sản xuất dự kiến được tính toán.
Availability cho biết điều gì?
Từ định nghĩa “Availability (tính sẵn sàng) trong bảo trì là gì?”, có thể thấy đây là một chỉ số quan trọng trong quản lý và bảo trì thiết bị, hệ thống, phục vụ cho mục đích tính toán hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE), từ đó đo lường và đánh giá được hiệu suất hoạt động của cả một hệ thống thiết bị, dây chuyền sản xuất trong phân xưởng, nhà máy để có giải pháp cải tiến hay cải thiện phù hợp nhằm nâng cao năng suất và doanh thu cho doanh nghiệp.
Theo đó, tính sẵn sàng cao cho thấy thiết bị hoặc hệ thống có độ tin cậy tốt và ít gặp sự cố. Ngược lại, tính sẵn sàng thấp có thể chỉ ra rằng thiết bị thường xuyên gặp vấn đề và cần được bảo trì, bảo dưỡng nhiều hơn.
Công thức tính Availability thế nào?
Theo tìm hiểu, tính sẵn sàng thường được tính bằng tỷ lệ giữa thời gian thiết bị hoạt động hiệu quả trong thực tế so với tổng thời gian mà thiết bị hoặc hệ thống đó có thể hoạt động, bao gồm cả thời gian bảo trì và thời gian ngừng hoạt động (downtime) để sửa chữa hay vì bất cứ lý do nào.
Công thức tính Availability thường là:
Availability (tính sẵn sàng) = Thời gian thiết bị, hệ thống hoạt động thực / Thời gian có thể hoạt động dự kiến
Cách cải thiện Availability (tính sẵn sàng) trong bảo trì là gì?
Cải thiện Availability (tính sẵn sàng) trong bảo trì có thể đạt được thông qua nhiều phương pháp và chiến lược khác nhau. Dưới đây là một số cách hiệu quả để nâng cao tính sẵn sàng của thiết bị hoặc hệ thống:
- Bảo trì định kỳ: thiết lập lịch bảo trì định kỳ để có kế hoạch chi tiết và rõ ràng trong việc kiểm tra hiệu quả hoạt động của thiết bị hoặc hệ thống và tiến hành công tác bảo trì, bảo dưỡng. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề và kịp thời xử lý, từ đó ngăn ngừa sự cố lớn cũng như cải thiện hiệu suất hoạt động của máy móc, thiết bị đồng thời giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động do hư hỏng.
- Bảo trì dự đoán: sử dụng công nghệ cảm biến và phân tích dữ liệu để dự đoán khi nào thiết bị hoặc hệ thống có thể gặp sự cố; từ đó giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động không mong muốn.
- Đào tạo nhân viên: đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ về cách vận hành và bảo trì thiết bị. Nhân viên có kỹ năng tốt và tay nghề cao sẽ giúp giảm thiểu lỗi và sự cố, từ đó cũng giảm thiểu được thời gian chết trong sản xuất.
- Quản lý tồn kho linh kiện: duy trì một kho linh kiện dự phòng đầy đủ để có thể thay thế nhanh chóng các bộ phận hỏng hóc khi cần mà không phải tốn thời gian chờ đợi làm gián đoạn hoạt động sản xuất.
- Tối ưu hóa quy trình bảo trì: rà soát và cải tiến quy trình bảo trì để giảm thiểu thời gian thực hiện; sử dụng công nghệ để tự động hóa một số quy trình nếu có thể.
- Phân tích nguyên nhân gốc rễ: khi xảy sự cố, thực hiện tìm hiểu - đánh giá - phân tích nguyên nhân gốc rễ để xác định và khắc phục vấn đề một cách triệt để, ngăn ngừa sự cố tương tự trong tương lai.
- Sử dụng công nghệ thông minh: áp dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT) để theo dõi tình trạng thiết bị theo thời gian thực, giúp phát hiện sớm các vấn đề.
- Thiết kế hệ thống linh hoạt: thiết kế hệ thống với khả năng thay thế linh hoạt để có thể hoạt động ngay cả khi một phần của hệ thống gặp sự cố.
- Tạo kế hoạch khẩn cấp: lập kế hoạch khẩn cấp để xử lý các sự cố không mong muốn, đảm bảo rằng có các bước cụ thể để khôi phục hoạt động nhanh chóng.
- Đánh giá và cải tiến liên tục: thường xuyên đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo trì và tìm kiếm cơ hội cải tiến để nâng cao tính sẵn sàng.
Bằng cách áp dụng những phương pháp này, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể Availability (tính sẵn sàng) của thiết bị và hệ thống, từ đó nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí bảo trì.
Ms. Công nhân