Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt

07.11.2019 2444 vi.vothanh

Nhiều năm gần đây, kinh tế Campuchia có phần tăng trưởng vượt bậc, một phần nhờ vào sự đầu tư của Trung Quốc trong ngành may mặc. Tuy nhiên, vì bị lệ thuộc quá nhiều vào nước đầu tư nên công nhân Campuchia chỉ nhận được mức lương bèo bọt mặc dù công việc rất vất vả...

Người lao động Campuchia nhận được mức lương thấp 

Trong khi người lao động ở Campuchia còn gặp nhiều khốn khó về đời sống, việc làm, lương hướng thì từ đầu năm nay, EU đã khởi động thủ tục đình chỉ tạm thời đối với nước này về chương trình ưu đãi thương mại (EBA) cho tất cả các mặt hàng (trừ vũ khí) sang các nước Liên Minh Châu Âu. Nghĩa là mọi mặt hàng của Campuchia khi xuất khẩu sang EU không còn được miễn giảm thuế như thời gian trước. Một trong những bước đi đầu tiên đó càng khiến cho kinh tế và người lao động Campuchia trở nên lao đao hơn.

Hầu hết tại Campuchia, người lao động ở nhiều độ tuổi khác nhau đều làm việc cho các nhà máy may hoặc túi da của Trung Quốc. Tại các vùng nông thôn, mỗi buổi sáng sẽ có rất nhiều chiếc xe tải nhỏ chở người dân đến cổng khu công nghiệp để làm việc. Công việc của họ bắt đầu từ 7 giờ, thời gian làm việc 8 tiếng/ngày và chủ đầu tư trả cho họ mức lương tối thiểu theo pháp luật (Khoảng 4.212.000 VND)

Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt
Công nhân Campuchia di chuyển trên chiếc xe tải nhỏ để đến nhà máy (Ảnh: Internet)
 

Một nữ công nhân tại khu sản xuất túi xách của Trung Quốc cho hay cô đã làm việc ở đây được 3 năm, nếu tính cả tiền làm thêm giờ thì mức lương của cô là 250USD/tháng (5.800.000 VND). Nhưng cô còn phải trả 50USD (1.160.000VND) cho việc thuê phòng vì nhà máy khá xa với nơi ở của mình. Một phụ nữ khác cũng chia sẻ cô phải thức dậy lúc 5h sáng để di chuyển đến nhà máy với hơn 1h đồng hồ. Tiền lương của cô có mức 210 USD (4.870.000 VND), cao hơn mức lương tối thiểu mà chính phủ Campuchia quy định khoảng gần 1 triệu đồng. Và hầu như tất cả những công nhân ở đây đều cho rằng Trung Quốc đầu tư vào Campuchia là một điều tốt nhưng mức lương vẫn còn rất thấp so với khối lượng công việc. Bởi trong số đó có rất nhiều người không hài lòng với công việc của mình, mọi người khá vất vả nhưng đổi lại đồng lương mà họ nhận được còn rất bèo bọt. Tuy nhiên, họ không thể lên tiếng vì đa phần công nhân đều là người Campuchia và người quản lý là Trung Quốc. Họ cũng không còn sự lựa chọn nào khác cho công việc của mình tại vùng quê nghèo nàn. 

Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt
Những quầy hàng ăn uống đơn sơ gần các nhà máy (Ảnh: Internet)

Vì sao EU lại gỡ bỏ chính sách ưu đãi thương mại với Campuchia?

EBA là chương trình ưu đãi thương mại dành cho những nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ hội nhập khẩu hàng hóa vào Liên Minh Châu Âu với mức thuế khá thấp hoặc thậm chí bằng không. Tuy nhiên, từ ngày 11/02/2019, EU đưa ra dự định thu hồi ưu đãi với Campuchia vì quốc gia này đã không tôn trọng các quyền cốt lõi về con người và lao động. Liên Minh Châu Âu cho rằng Campuchia còn vài yếu kém trong vấn đề nhân quyền, quyền lợi người lao động. Và nếu chính phủ nước này muốn tiếp tục hưởng các ưu đãi thì phải có những chính sách thiết thực để bảo vệ yếu tố nhân quyền (Thời hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày đưa ra dự định). Thế nhưng, các nhà chức trách Campuchia cho rằng họ chịu quá nhiều sức ép kinh tế, nếu cắt giảm chương trình ưu đãi chỉ khiến cho đất nước và lực lượng lao động của mình càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghiệp Trung Quốc.

Các lệnh trừng phạt của EU khiến Campuchia ảnh hưởng như thế nào?

Hiện tại, ngành công nghiệp may mặc tại vùng đặc khu kinh tế của Campuchia sử dụng khoảng 750.000 công nhân. Nếu được tính rộng hơn thì có khoảng 3 triệu người phụ thuộc vào ngành nghề này. Khi EU có dự định bỏ ưu đãi thương mại đối với Campuchia thì quốc gia này sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, bởi 46% sản phẩm quần áo mà Trung Quốc sản xuất tại đây chủ yếu xuất khẩu sang EU.

Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt
Ngành công nghiệp may mặc ở Campuchia chủ yếu là do Trung Quốc đầu tư
 

Quyết định này được coi là cú đánh thảm khốc vào ngành may mặc ở Campuchia, và công nhân là người hứng chịu sức ép thứ 2 phía sau chính phủ. Nếu bị cắt các chính sách ưu đãi trong thời điểm chiến tranh thương mại căng thẳng, e rằng gánh nặng thuế phí cho ngành may mặc mà Trung Quốc phải chịu sẽ được chuyển sang người lao động Campuchia. Bởi hiển nhiên, doanh nghiệp sẽ ra sức bóc lột sức lao động của công nhân để bù lỗ cho những khoản thuế mà trước đây không hề có. Thế nhưng, người dân ở vùng quê nghèo Campuchia không có nhiều sự lựa chọn, họ vẫn phải tiếp tục làm việc cho các ông chủ Trung Quốc với mức lương bèo bọt. 

Từ chuyện công nhân Campuchia, nhìn về người lao động Việt

Không riêng gì Campuchia, tại Việt Nam, ngành công nghiệp đại chúng này cũng chẳng mấy khá hơn. Vốn dĩ, doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta chiếm tỉ trọng rất cao (62% tỉ trọng xuất khẩu ngành). Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 99% công nhân may của Việt Nam có mức lương thấp hơn mức sàn lương Châu Á. Hầu hết, họ đều phải vật lộn để nuôi sống bản thân, gia đình, thậm chí có lúc họ phải vay mượn vì mức lương không đủ sống.

Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt
Lương cơ bản của công nhân dệt may ở Việt Nam không quá 4,2 triệu đồng

Trên thực tế, thu nhập khoảng 6 triệu/tháng, người lao động không đảm bảo chi tiêu cho tiền trọ, tiền nhà. Đời sống chật vật nên nhiều người phải làm thêm, tăng ca, vay mượn. Suy cho cùng, dù ở Việt Nam hay Campuchia, dù là làm việc cho doanh nghiệp may mặc Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc hay cho chính người Việt thì mức lương của người lao động ở ngành này vẫn còn rất thấp.

Đứng trước cuộc chiến thương mại toàn cầu, những nước nhỏ như Campuchia, Việt Nam phải chịu sức ép kinh tế từ nhiều phía. Nếu như người lao động ở Campuchia bán sức lực cho công ty Trung Quốc mà vẫn nhận lại tiền lương bèo bọt thì tại Việt Nam, khoản lương cơ bản của công nhân ngành may vẫn không đủ sống. Cho đến bao giờ, chính sách thương mại EBA mới thực sự hữu hiệu đối với các nước đang trên đà phát triển ở Đông Nam Á? 

Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động cần làm gì?​

Vũ Vi

4.9 (349 đánh giá)
Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt Bán sức lao động cho Trung Quốc, công nhân Campuchia nhận lương bèo bọt

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Đôi ba ước mong của chị em chúng mình với 1 nửa thương yêu

Người ta hay nói “thương thay phận má hồng”, ý bảo số phụ nữ khổ cực hơn đàn ông. Bỏ qua những chị em cá tính, mạnh mẽ, chị em chúng tôi dành nhiều sự...

04.03.2025 877

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

Làm công nhân ổn định mà, sao phải tự ti?

“Làm công nhân thì đã sao? Công nhân mà lương cả chục triệu một tháng thì hơn cả khối việc văn phòng. Tôi làm công nhân, nghề da giày, tuần nghỉ 1 ngà...

04.03.2025 777

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Vì Phụ nữ là để YÊU THƯƠNG!!!

Được ưu ái gọi là “phái yếu”, “phái đẹp” là thế nhưng không ít chị em phụ nữ đang phải gồng gánh cuộc sống với áp lực cơm áo gạo tiền mỗi ngày. Họ bươ...

04.03.2025 1016

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Kiếm thêm tiền triệu mỗi ngày với nghề môi giới việc làm cho công nhân

Khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, các doanh nghiệp quy mô xuất hiện ngày càng đông thì nhu cầu nhân lực sẽ ngày càng lớn, nhất là nhóm LĐPT. Bắt nh...

26.02.2025 264