Báo tăng/giảm lao động đóng BHXH và 6 điều DN cần biết
20.06.2023 538 hongthuy95
Cơ quan BHXH yêu cầu công ty, DN thông báo số lượng lao động tham gia BHXH hàng tháng khi có sự thay đổi, tăng/giảm tương ứng. Vậy khi nào thì báo tăng/giảm lao động? Cách thức thông báo thế nào? Nếu không thông báo thì bị xử lý ra sao?... Cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm đáp án qua bài viết hôm nay nhé!
DN báo tăng/giảm lao động khi nào?
Khi có sự thay đổi thông tin hay số lượng lao động tham gia BHXH trong tháng có phát sinh. Cụ thể, một số trường hợp sau đây bắt buộc DN, NSDLĐ phải báo tăng/giảm lao động tương ứng đến cơ quan BHXH:
+ Báo tăng lao động:
- DN ký mới HĐLĐ với NLĐ mới
- NLĐ đi làm trở lại sau khi nghỉ không lương, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng trước đó
- NLĐ hết thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đi làm trở lại…
+ Báo giảm lao động:
- DN kết thúc HĐLĐ với NLĐ
- NLĐ nghỉ không hưởng lương, nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng
- NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ…
DN báo tăng/giảm lao động bằng cách nào?
Khi cần thông báo về việc DN, NSDLĐ đóng mới thêm hay giảm đóng bớt 1 hay một vài lao động thuộc các trường hợp theo quy định thì tiến hành thông báo bằng văn bản đến cơ quan BHXH, trực tiếp hoặc online thông qua các phương tiện, giao dịch điện tử để được hỗ trợ xử lý.
Hồ sơ báo tăng/giảm lao động ra sao?
DN, NSDLĐ tiến hành hoàn thiện hồ sơ yêu cầu cơ quan BHXH hỗ trợ điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ tương ứng cần nộp đầy đủ những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT theo mẫu (mẫu TK1-TS)
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT theo mẫu (mẫu TK3-TS)
- Danh sách NLĐ tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mẫu (mẫu D02-TS)
- Bảng kê thông tin theo mẫu (mẫu D01-TS)
Quy định thời gian báo tăng/giảm lao động ra sao?
Theo quy định, DN báo tăng/giảm lao động tham gia BHXH thì phải thực hiện thông báo tăng/giảm tương ứng đến cơ quan BHXH mỗi tháng 1 lần.
Thời hạn giải quyết yêu cầu tăng/giảm lao động là bao lâu?
Hầu hết DN, NSDLĐ hiện nay đều tiến hành báo tăng/giảm lao động thông qua các giao dịch điện tử vừa nhanh chóng lại tiết kiệm nhân lực lẫn kinh phí.
Theo đó, với các hồ sơ đã có, nhân viên phụ trách của DN thực hiện kê khai thông tin tương ứng trên phần mềm liên quan rồi chuyển tới cơ quan BHXH. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đúng và đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH sẽ tiến hành giải quyết yêu cầu tăng/giảm lao động tham gia BHXH của DN.
DN chậm báo tăng/giảm lao động có bị xử phạt không?
DN thuộc các trường hợp phải báo tăng đóng BHXH nhưng không thực hiện theo thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày phát sinh) thì sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt từ 2-4 triệu đồng/NLĐ bị vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trường hợp chậm báo giảm lao động thì hiện tại, chưa có quy định về mức phạt cụ thể nào dành cho DN vi phạm. Tuy nhiên, DN chậm báo giảm lao động sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc đóng BHYT cho NLĐ.
Chuyện chậm báo tăng/giảm lao động đến cơ quan BHXH không chỉ khiến DN gặp rắc rối về hồ sơ, giấy tờ, thậm chí tốn kém ngân sách mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Do đó, bộ phận nhân sự hay nhân viên phụ trách cần hết sức chú ý và tuân thủ theo quy định của luật. Hy vọng những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây là hữu ích.
Ms. Công nhân