Bật mí 3 kỹ thuật pha chế sơn PU và phun sơn trên đồ gỗ công nhân nên biết
13.06.2022 903 thanhphuongthaobctt
Kỹ thuật pha chế sơn PU và phun sơn trên đồ gỗ rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện sản phẩm. Bởi nếu không thực hiện nhuần nhuyễn, điêu luyện, thành phẩm sẽ trở nên sai sót, loang lổ, xấu xí. Thấu hiểu nỗi lo này của công nhân, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ kỹ thuật pha chế sơn PU và phun sơn trên đồ gỗ điêu luyện mà ai cũng nên biết.
Sơ lược về sơn PU
Sơn PU (Hay Polyurethane) có 2 dạng bột và cứng, được sử dụng với mục đích làm mới, tạo màu hoặc bảo tồn chất lượng đồ dùng làm bằng gỗ như bàn, ghế, tủ, giường,...
Hiện nay, sơn PU bao gồm các thành phần chính như sau:
- Sơn lót: Phẳng bề mặt, che khuất những nhược điểm tồn tại trên bề mặt gỗ để tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ trên màu sơn.
- Sơn màu: Tùy thuộc vào ý muốn của khách hàng, phần lớn sơn PU đều được pha màu nhằm gia tăng sự thu hút cho sản phẩm.
- Sơn bóng: Là loại sơn có tác dụng tạo độ bóng cho bề mặt của sản phẩm gỗ khiến chúng luôn mới, không thấm nước và dễ dàng vệ sinh sạch sẽ.
- Chất đóng rắn (Isocyanate): Thường được dùng trong lĩnh vực xây dựng, để cách âm, cách nhiệt hoặc chống cháy.
- Xăng thơm (hay Xăng Nhật): Dùng làm dung môi hòa tan, chất tẩy rửa,...
Sơn PU sở hữu những đặc điểm riêng biệt phải kể đến như sau:
- Sơn có một lớp bóng, độ bền màu cao và phù hợp cho việc thiết kế đồ ngoại thất.
- Không chịu tác động của môi trường nhà máy hoặc nước mặn.
- Màng sơn có khả năng chịu được dầu mỡ, nước hoặc nhiều hóa chất khác.
- Có khả năng chịu được điều kiện khô ráo ở 100 độ C.
Hướng dẫn kỹ thuật pha chế sơn PU đơn giản nhất
- Nguyên liệu
Chuẩn bị đầy đủ sơn lót, sơn màu, sơn bóng, chất đóng rắn, xăng thơm, gỗ, cọ quét, con lăn,...
- Cách pha chế
Muốn pha chế được sơn PU, công nhân nên thực hiện pha từng thành phần sơn lót, sơn màu và sơn bóng, cụ thể như sau:
+ Sơn lót: Người lao động có thể pha chế sơn lót theo tỷ lệ: 3 xăng thơm + 1 chất đóng rắn + 2 sơn lót
+ Sơn màu: Tùy thuộc theo nhu cầu của khách hàng mà công nhân lựa chọn sơn màu theo tỷ lệ sau: 5 xăng thơm + 1 chất đóng rắn + tinh bột màu
+ Sơn bóng: Sơn bóng được pha theo tỷ lệ như sau: 2 sơn bóng + 1 chất đóng rắn + 1 xăng thơm. Tuy nhiên, trong quá trình pha chế có thể thay đổi theo tỷ lệ mong muốn.
Bật mí cách phun sơn trên đồ gỗ chuẩn, đẹp
Sau khi đã pha chế sơn PU xong, công nhân sẽ tiến hành phun sơn lên sản phẩm đồ gỗ. Dưới đây là quy trình phun sơn trên đồ gỗ chuẩn đẹp mà bất kỳ người lao động nào cũng nên tham khảo:
- Vệ sinh sạch khu vực cần phủ sơn: Sử dụng giấy nhám P240 hoặc máy chà nhám để làm sạch. Đặc biệt, với trường hợp chất liệu gỗ xuất hiện đường vân gỗ, công nhân nên dùng bột bả hoặc màu để lấp đầy các nhược điểm trên gỗ.
- Phủ sơn lót lên bề mặt lần đầu tiên: Nếu trong bước đầu tiên, công nhân đã sử dụng bột tả thì có thể dùng lớp son lót lên trên để giảm thiểu tình trạng bốc hơi trong điều kiện thời tiết nắng nóng khó chịu ở Việt Nam.
- Phun sơn lót lần 2: Bước này giúp gia tăng độ thẩm mỹ, mịn màng cho bề mặt gỗ. Trước khi thực hiện, đừng quên chà nhám để làm sạch khu vực cần sơn nhé. Sau khi phun sơn lót xong, công nhân nên đợi trong khoảng 30 phút để lớp sơn được khô và dễ dàng tiến hành bước tiếp theo.
- Phun sơn màu lên: Bước này người lao động nên thực hiện 2 lần. Trong lần đầu tiên, hãy sơn khoảng 90% bề mặt sản phẩm rồi đợi một khoảng thời gian để khô lớp sơn. Sau đó, tiếp tục phun sơn màu lần thứ 2. Lưu ý sơn trong phòng kín gió.
- Phun sơn bóng: Sau khi lớp sơn bóng đã khô, công nhân nên tiến hành sơn bóng lên mặt đồ dùng. Tuy nhiên nên thực hiện bước này ở nơi khô ráo, hạn chế bụi bẩn.
- Bảo quản sản phẩm: Sau khi phun sơn xong, công nhân nên đưa vật dụng vào khu vực thoáng khí, sạch sẽ.
Những lưu ý để phun sơn trên đồ gỗ đạt thẩm mỹ cao
Để đảm bảo sản phẩm đồ gỗ đạt thẩm mỹ cao, người lao động nên tuân thủ những lưu ý dưới đây:
- Pha sơn theo đúng tỷ lệ các thành phần chính. Tuy nhiên, công nhân cũng nên tham khảo ý kiến của những chuyên gia, người có kinh nghiệm để tìm ra công thức pha chế đúng chuẩn nhất.
- Công nhân nên phun sơn trong phòng riêng, không bị tác động bởi yếu tố thời tiết, sạch sẽ.
- Khi lựa chọn gỗ, người lao động nên chú ý đến từng đường vân xuất hiện trên chất liệu để hạn chế làm ảnh hưởng đến chúng.
- Đừng quên phủ lớp bả bột lên bề mặt sơn để loại bỏ nhược điểm và giúp gia tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về kỹ thuật pha chế sơn PU và phun sơn trên đồ gỗ. Hy vọng với tất tần tật các kiến thức này đã giúp người lao động có thể hoàn thiện sản phẩm một cách tốt hơn.
Phương Thảo