Bất ngờ với quy trình rải chuyền chuẩn 5 bước
22.06.2022 8627 thanhphuongthaobctt
Để hoàn thiện một sản phẩm may mặc, bất kỳ công nhân nào cũng phải thuần thục quy trình rải chuyền. Những kiến thức này giúp thợ may có cái nhìn tổng quan, dễ dàng áp dụng vào quá trình làm việc với nhiều mẫu trang phục khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.
Quy trình rải chuyền là gì?
Quy trình rải chuyền là công đoạn nghiên cứu kết cấu sản phẩm, tính chất của nguyên phụ liệu, kỹ thuật, may sản phẩm, thiết bị và hoàn chỉnh một sản phẩm may mặc đảm bảo đúng yêu cầu, chất lượng. Tùy thuộc vào từng loại trang phục mà quy trình rải chuyền sẽ đơn giản hay phức tạp và diễn ra suôn sẻ nếu được sự giám sát bởi người có chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực này.
Vì sao công nhân nên biết quy trình rải chuyền?
Công nhân nên thuần thục quy trình rải chuyền vì những lý do sau đây:
- Đảm bảo thống nhất về phương pháp, quy trình may một sản phẩm cụ thể để hoàn thiện sản phẩm đúng quy trình hơn.
- Dễ dàng nắm vững được tất cả những nguyên liệu cần có để tạo ra hàng loạt sản phẩm trên dây chuyền.
- Thuận lợi cho việc đảm bảo đầy đủ các hệ thống, trang thiết bị để gia công sản phẩm.
- Hỗ trợ việc đạt tiêu chuẩn, chất lượng trang phục, xử lý vấn đề phát sinh trong quy trình rải chuyền.
Ai thực hiện quy trình rải chuyền?
Những người thực hiện quy trình rải chuyền gồm có:
- Thợ may
- Công nhân may
- Kỹ thuật viên
- Bộ phận thợ cắt
- Công nhân cơ điện
Các yếu tố tạo nên quy trình rải chuyền chuẩn
Những điều kiện góp phần giúp quy trình rải chuyền đạt chuẩn tốt hơn, phải kể đến như sau:
- Thông tin về kỹ thuật mã đơn hàng chính xác, đầy đủ.
- Tất cả nguyên vật liệu để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo, đúng yêu cầu.
- Những thiết bị may hội đủ điều kiện về kỹ thuật, thuận lợi cho quá trình rải chuyền diễn ra suôn sẻ.
- Có người ghi lại quá trình rải chuyền, tạo lập sản phẩm.
Quy trình rải chuyền chuẩn gồm những bước nào?
Để đảm bảo hoàn thiện một sản phẩm may mặc, công nhân may sẽ trải qua quy trình rải chuyền gồm các bước sau đây:
- Bàn bạc, thống nhất kế hoạch sản xuất
+ Tổ trưởng rải chuyền, công nhân cơ điện, kỹ thuật viên phân chuyền sẽ họp với quản lý xưởng để bàn về kế hoạch sản xuất.
+ Kiểm tra tất cả nguyên vật liệu để thông báo với người chủ trì bổ sung nếu thiếu sót.
+ Cán bộ kỹ thuật sẽ đưa ra phương án triển khai, ý kiến đề xuất về việc may mẫu như thế nào,...
+ Bộ phận kỹ thuật điện sẽ chuẩn bị lắp đặt các phân chuyền cụ thể cho từng nhóm công nhân.
+ Thợ cắt sẽ chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ cho tổ may.
- Kiểm tra nguyên phụ liệu
+ Xem xét tất cả thông số tổng quan về chi tiết, độ dung sai của từng bộ phận khác nhau.
+ Nghiên cứu tổng quan thành phần, màu sắc, đặc điểm, chủng loại,... của nguyên phụ liệu rồi đối chiếu các mẫu mã phù hợp.
- Làm dấu cho từng thành phẩm
Tổ trưởng rải chuyền cùng kỹ thuật viên hướng dẫn công nhân kiểm tra số lượng, chất lượng của vải chính, vải phụ, vải lót,... rồi đánh dấu dựa trên mẫu theo từng chi tiết nhỏ.
- Hướng dẫn may sản phẩm
+ Cán bộ rải chuyền cùng kỹ thuật viên hướng dẫn công nhân may tuần tự các bộ phận rồi lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm may mặc với nhau.
+ Trong quá trình may nên kiểm tra đối chiếu dựa trên tiêu chuẩn, yêu cầu của sản phẩm may mặc để hoàn thiện tốt hơn.
+ May các phụ kiện, nguyên phụ liệu để hoàn thiện sản phẩm như khuyết cúc, đính bọ,...
+ Hoàn thiện các sản phẩm đúng kỹ thuật, quy cách may, yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Điều chỉnh các lỗi phát sinh
Sau khi ra sản phẩm ở giai đoạn đầu chuyền, cán bộ rải chuyền sẽ kiểm tra rồi đưa khách hàng nhận xét. Sau đó, sẽ tiếp tục đưa ra những điều chỉnh, thay đổi phát sinh để hoàn thiện sản phẩm may mặc tốt hơn.
Quy trình làm việc của tổ trưởng chuyền may và những điều cần biết
Dựa vào những thông tin liên quan đến quy trình rải chuyền trên đây, hy vọng công nhân may đã hiểu rõ hơn về công việc, thuần thục quy trình công việc hơn, gia tăng năng suất lao động, mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.
Phương Thảo (Theo Trung tâm thực hành may)