Quy trình làm việc của tổ trưởng chuyền may và những điều cần biết
24.10.2022 52415 hongthuy95
Tổ trưởng chuyền may là vị trí công việc chịu trách nhiệm quản lý một tổ sản xuất khoảng từ 20 – 30 công nhân; hằng ngày thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Vậy bạn có biết quy trình làm việc của tổ trưởng chuyền may? Những điều cần biết về tổ trưởng chuyền may? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn!
Xem thêm: Chuyền may là gì? Tổ chức chuyền may theo hình thức nào hiệu quả nhất?
►Bản Quy trình làm việc của tổ trưởng chuyền may
Để hoàn thành công việc được giao, đồng thời quản lý hiệu quả số lượng nhân sự trong tổ, một tổ trưởng chuyền may hàng ngày phải thực hiện quy trình làm việc như sau:
Các bước của quy trình | Công việc cụ thể |
Lên kế hoạch sản xuất của chuyền |
|
Chuẩn bị thiết bị, vật tư, tài liệu kỹ thuật |
|
Triển khai sản xuất |
|
Tính toán cân đối định mức sản xuất |
|
Kiểm tra chất lượng sản phẩm |
|
Tham khảo thêm: Mô tả công việc và mức lương tổ trưởng chuyền may
►Tổ trưởng chuyền may được quyền quyết định trong việc
- Được phép tăng giảm bậc tay nghề công nhân trong tổ
- Được phép ký giấy cho công nhân trong tổ nghỉ phép từ 1 ngày trở xuống
- Được phép yêu cầu công nhân sửa chữa, khắc phục những sai sót trong quá trình may
- Được phép yêu cầu các bộ phận có liên quan cung cấp tài liệu, rập, BTP,...dựa trên văn bản kế hoạch
- Được phép yêu cầu công nhân ngưng sản xuất khi sản xuất sai hàng loạt, không tuân theo phân công của chuyền trưởng hoặc gây mất an toàn lao động
- Được phép đưa ra quyết định phạt trừ khi xảy ra tình trạng thất thoát nguyên phụ liệu
- Được phép ý kiến đề xuất lên Ban Giám đốc khen thưởng hay kỷ luật các thành viên trong tổ (khi cần).
Kinh nghiệm quản lý công nhân sản xuất Tổ trưởng sản xuất cần biết
►Một số vấn đề phát sinh và hướng giải quyết trong quá trình làm việc
Vấn đề phát sinh | Nguyên nhân | Hướng giải quyết |
Công nhân trong tổ cãi nhau/ đánh nhau trong thời gian làm việc |
- Do mâu thuẫn từ tính cách, quyền lợi,... | - Gọi công nhân có liên quan vào phòng giải quyết mâu thuẫn (tìm hiểu nguyên nhân, phân tích đúng - sai, tìm hướng giải quyết) |
Công nhân không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật như quy định | - Công đoạn thực hiện khó, công nhân đã làm theo nhưng sai nhiều lần, dẫn đến tự làm theo ý mình cho đơn giản | - Tiến hành nhắc nhở, nếu không sửa chữa thì lập biên bản giao Ban Quản lý làm việc |
Sản phẩm bị dơ/ sai hàng loạt | - Do quá trình may | - Tìm hiểu nguyên nhân, cho công nhân sửa/ tẩy hàng |
Chờ hàng | - Ứ hàng, sản xuất không đồng đều giữa các bộ phận | - Điều phối công việc phù hợp với tay nghề của mỗi công nhân, phân bổ công nhân đến hàng trên ứ trên chuyền để khắc phục. |
Ms. Công nhân